Thực hiện báo cáo kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào?
- Nội dung kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư gồm những nội dung nào?
- Thực hiện báo cáo kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào?
- Định kỳ bao lâu thì phải thực hiện kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy để báo cáo cho cơ quan công an?
Nội dung kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về nội dung kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư như sau:
"Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nội dung kiểm tra:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;
b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;
d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;
đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
..."
Như vậy, việc kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư sẽ thực hiện dựa theo những nội dụng trên.
Thực hiện báo cáo kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cứ phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện báo cáo kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về việc báo cáo kết quả kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở khu dân cư như sau:
"Điều 8. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP căn cứ vào điều kiện, thực tế hoạt động và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình.
2. Kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
a) Phạm vi được kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
b) Ghi nhận và đánh giá các điều kiện không bảo đảm dẫn đến nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (nếu có), đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
c) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Công an quản lý trực tiếp gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Các nội dung khác (nếu có)."
Theo đó, nội dung của kết quả báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy;
- Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;
- Các nội dung khác
Định kỳ bao lâu thì phải thực hiện kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy để báo cáo cho cơ quan công an?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thời gian gửi báo cáo kết quả kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy về cơ quan công an như sau:
"Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
...
3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
a) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
b) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
..."
Như vậy, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy về cơ quan công an định kỳ 06 tháng một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?