Thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y, người thực hành có được phép bảo lưu kết quả thực hành hay không?
- Người thực hành có được phép bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y hay không?
- Tổ chức nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y?
- Có thu lại giấy phép hành nghề của người đã có chức danh lương y khi cấp giấy phép hành nghề với chức danh kỹ thuật y không?
Người thực hành có được phép bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y hay không?
Kỹ thuật y là một trong những chức danh chuyên môn theo quy định tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Căn cứ theo quy định về bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh đối với các chức danh chuyên môn tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
...
Như vậy, người thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y hoàn toàn có thể bảo lưu kết quả thực hành trước đó vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hành được.
Lưu ý: Người thực hành chỉ được bảo lưu kết quả thực hành tối đa trong 12 tháng, nếu thực hành bảo lưu nhiều lần thì tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
Người thực hành có được phép bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y?
Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Hội đồng Y khoa Quốc gia xây dựng Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; tiêu chí của cơ sở là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
3. Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện việc:
a) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 2 Điều này;
b) Lựa chọn cơ sở là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng theo tiêu chí đã được phê duyệt.
...
Theo quy định trên thì Hội đồng Y khoa Quốc gia xây dựng Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và tiêu chí của cơ sở là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Đồng thời cũng chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Quy chế đó.
Như vậy, Hội đồng Y khoa quốc gia là tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y.
Có thu lại giấy phép hành nghề của người đã có chức danh lương y khi cấp giấy phép hành nghề với chức danh kỹ thuật y không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền
1. Người có giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này.
2. Trường hợp người đã được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: lương y, người có giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc người có giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền sau đó có thêm văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe và đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng phải thực hiện quy trình quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Cơ quan cấp phép hành nghề cấp giấy phép hành nghề mới đồng thời thu lại giấy phép hành nghề đã được cấp trước đó. Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề mới bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh mới được cấp và phạm vi hành nghề đã được cấp trước đó.
Như vậy, cơ quan cấp phép hành nghề cấp giấy phép hành nghề kỹ thuật y đồng thời phải thu lại giấy phép hành nghề lương y đã cấp trước đó của người được cấp phép.
Lưu ý: Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề mới sẽ bao gồm cả phạm vi hành nghề của chức danh kỹ thuật y được cấp và phạm vi hành nghề lương y đã được cấp trước đó.
Do đó, việc thu hồi lại giấy phép hành nghề trước đó chỉ với mục tích hợp phạm vi hành nghề vào chung một giấy phép hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?