Thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường có phải thông tin về sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không?
- Thức ăn thủy sản là gì?
- Thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường có phải thông tin về sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không?
- Lưu thông thức ăn thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Thức ăn thủy sản là gì?
Thức ăn thủy sản được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
Theo đó, thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
Thức ăn thủy sản là gì? (Hình từ Internet)
Thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường có phải thông tin về sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không?
Thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường có phải thông tin về sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thì theo điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
b) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng;
c) Thông tin về sản phẩm đã được gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam căn cứ kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc kết quả rà soát, điều tra, đánh giá thực tiễn;
d) Hướng dẫn kiểm tra về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng;
đ) Quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này; quy định việc đặt tên, sai số cho phép trong phân tích chất lượng, chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, thức ăn thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải thông tin về sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Lưu thông thức ăn thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Lưu thông thức ăn thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định thì bị phạt theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về gửi thông tin sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường
1. Lưu thông thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin dưới 3 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 10 sản phẩm trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái chế sản phẩm nếu đáp ứng yêu cầu tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy, lưu thông thức ăn thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin dưới 3 sản phẩm;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 10 sản phẩm trở lên.
Buộc tái chế sản phẩm nếu đáp ứng yêu cầu tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm.
Và mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?