Thừa phát lại sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác thì bị xử phạt thế nào?
- Thừa phát lại được sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại không?
- Thừa phát lại sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác thì bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt Thừa phát lại tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình không?
Thừa phát lại được sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về những việc Thừa phát lại không được làm như sau:
Những việc Thừa phát lại không được làm
1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thừa phát lại không được sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Thừa phát lại sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 4, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
...
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, Thừa phát lại sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời Thừa phát lại vi phạm còn bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt Thừa phát lại tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, Thừa phát lại sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 15.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?