Thủ tục sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Có thể thực hiện sáp nhập nhiều Văn phòng Thừa phát lại vào cùng một Văn phòng Thừa phát lại hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại
...
2. Một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại có thể sáp nhập vào một Văn phòng Thừa phát lại khác có trụ sở trong cùng một địa bàn cấp tỉnh bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại bị sáp nhập.
Như vậy, theo quy định nêu trên, pháp luật cho phép một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại có thể sáp nhập vào một Văn phòng Thừa phát lại khác. Tuy nhiên, cần lưu ý những Văn phòng Thừa phát lại này phải có trụ sở trong cùng một địa bàn cấp tỉnh.
Tải về mẫu quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Thủ tục sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 27 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Đơn đề nghị sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
(2) Hợp đồng sáp nhập, trong đó có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng bị sáp nhập;
+ Thời gian thực hiện sáp nhập;
+ Phương án xử lý tài sản, sử dụng lao động của các Văn phòng;
+ Việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng và các nội dung khác có liên quan;
(3) Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng tính đến ngày đề nghị sáp nhập;
(4) Biên bản kiểm kê các hồ sơ nghiệp vụ và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng bị hợp nhất, sáp nhập;
(5) Danh sách Thừa phát lại hợp danh và Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có) tại các Văn phòng;
(6) Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng.
Thủ tục sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, việc sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ đề nghị sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại
Đối tượng: Các Văn phòng Thừa phát lại bị sáp nhập.
Hình thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.
Bước 02: Xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 03: Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép sáp nhập, Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép sáp nhập.
- Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
+ Quyết định cho phép sáp nhập;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại của các Thừa phát lại đang hành nghề tại Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu.
Bước 04: Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Đồng thời, cũng theo quy định nêu trên thì trong thời gian làm thủ tục sáp nhập, các Văn phòng Thừa phát lại vẫn sẽ được tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng Thừa phát lại mới được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Tải về mẫu giấy đề nghị sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?