Thủ tục hồ sơ tiến hành đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu? Trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT thì khám chữa bệnh như thế nào?
Điều kiện để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:
“2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý”.
Theo quy định của pháp luật: bạn chỉ được thay đổi cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu vào mỗi quý (vào các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10).
Đồng thời tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định như sau:
"Điều 8. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."
Như vậy, bạn được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sang các bệnh viện tuyến xã, tuyến huyện và tương đương phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nhưng chỉ được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý, tức đầu tháng 1,4,7,10 hàng năm.
Tải trọn bộ các văn bản về đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng hiện hành: Tải về
Thay đổi nơi khám chữa bệnh
Hồ sơ đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu?
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trực tiếp gồm
"4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."
Theo đó hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người tham gia bảo hiểm y tế)
- Bảng kê thông tin (đối với đơn vị).
Ngoài ra, cần nộp thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị sử dụng.
Thủ tục hồ sơ tiến hành đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ đã nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 về cấp thẻ bảo hiểm y tế:
"3. Cấp thẻ BHYT
3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện trực tiếp thu.
3.2. BHXH tỉnh: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu và người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tỉnh."
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thu thì nơi nộp hồ sơ là bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp hồ sơ tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
Bước 3: Chờ giải quyết
Người lao động và đơn vị nộp hồ sơ sau đó nhận phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH (Nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) nơi nộp hồ sơ.
Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do không giải quyết.
Bước 4: Nhận thẻ BHXH đã thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới
Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký cho người tham gia hoặc chuyển cho đơn vị nơi làm thủ tục đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động.
Trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT thì khám chữa bệnh như thế nào?
Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định việc khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT như sau:
“Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”
Như vậy, trong thời gian chờ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi BHYT nếu xuất trình được giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?