Thủ tục hải quan đối với robot khử khuẩn quy định ra sao? Mã HS đối với robot khử khuẩn được quy định như thế nào?
Robot khử khuẩn có được miễn kiểm tra chất lượng không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
- Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
- Kiểm soát sự thụ thai;
- Khử khuẩn trang thiết bị y tế;
- Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người."
Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định:
“..
3. Bổ sung Điểm c Khoản 1; sửa đổi Khoản 2 Điều 7 và bổ sung Khoản 2a, Khoản 2b, Khoản 2c, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 Điều 7 như sau:
“1. Người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hóa theo quy định tại Điều 34 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
…
7. Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu:
…
g) Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
…
p) Các loại hàng hóa khác không nhằm Mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.”;
Như vậy, từ các căn cứ trên robot thuộc hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
Thủ tục hải quan? (Hình từ Internet)
Thủ tục hải quan đối với robot khử khuẩn quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
"Điều 16. Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan
..
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;"
Như vậy, anh/ chị cần thực hiện việc khai hải quan theo mẫu kèm Thông tư này để hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
Ngoài ra, Robot khử khuẩn thuộc danh mục hàng hóa phải được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) theo khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương quy định như sau:
"Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Ban hành Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS quy định tại Phụ lục V Nghị định này.
2. Căn cứ yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và trong phạm vi Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa."
Theo Điều 37 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các trường hợp phải áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do như sau:
"Điều 37. Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do
Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp sau đây:
1. Pháp luật quy định hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do;
2. Theo đề nghị của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này."
Như vậy, đối chiếu với danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS quy định tại Phụ lục V Nghị định này thì Robot khử khuẩn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế.
Mã HS đối với robot khử khuẩn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 65/2017/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, gồm hai (2) phụ lục:
Phụ lục I - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Phụ lục II - Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới."
Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Mặt hàng với mô tả của công ty như trên, có thể tham khảo Mã HS 84248950 với mô tả hàng hóa như sau:
8424 | Thiết bị cơ khí (hoạt động bằng tay hoặc không) để phun bắn, phun rải hoặc phun áp lực các chất lỏng hoặc chất bột; bình dập lửa, đã hoặc chưa nạp; súng phun và các thiết bị tương tự; máy phun bắn hơi nước hoặc cát và các loại máy phun bắn tia tương tự. | Mechanical appliances (whether or not hand- operated) for projecting, dispersing or spraying liquids or powders; fire extinguishers, whether or not charged; spray guns and similar appliances; steam or sand blasting machines and similar jet projecting machines. |
- Thiết bị khác: | - Other appliances: | |
842489 | - - Loại khác: | - - Other: |
84248950 | - - - Loại khác, hoạt động bằng điện | - - - Other, electrically operated |
Công ty tham khảo các quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?