Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định mới được thực hiện như thế nào?
Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định mới được thực hiện như thế nào?
Người đại diện sở hữu công nghiệp là cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo khoản 2 Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Thủ tục ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp là thủ tục hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023. Trình tự thực hiện ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp; ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, Cổng thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định;
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo các thiếu sót của hồ sơ và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót;
- Trường hợp người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Cách thức thực hiện ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp
- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thành phần, số lượng hồ sơ ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp được gồm:
+ Tờ khai yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục V Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
+ Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đối với người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp:
- Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Phí, lệ phí ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: Không yêu cầu
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp: Quyết định ghi nhận/Quyết định từ chối ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp.
Ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp (Hình từ Internet)
Mẫu tờ khai yêu cầu ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất hiện nay?
Mẫu tờ khai yêu cầu ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục V – Mẫu số 06 Nghị định 65/2023/NĐ-CP
Tải về Mẫu tờ khai yêu cầu ghi nhận Người đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất hiện nay.
Các tài liệu có trong đơn gồm:
- Tờ khai theo mẫu
- Bản sao quyết định tuyển dụng/hợp đồng lao động của Tổ chức với người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
+ Bản chính để đối chiếu
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp)
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm những dịch vụ nào?
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm những dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
b) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
...
Theo đó, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm những dịch vụ sau:
- Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
- Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?