Thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện như thế nào? Đơn đề nghị sửa đổi?
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các tài liệu nào?
- Thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện như thế nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm được đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm trong trường hợp nào?
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các tài liệu nào?
Theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nộp cho Bộ Tài chính bao gồm:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Tài liệu kỹ thuật giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung có xác nhận của chuyên gia tính toán.
Thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất?
Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Tải Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm tại đây.
Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm được đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm trong trường hợp nào?
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm tối thiểu các thông tin về công thức, phương pháp và cơ sở tính phí bảo hiểm; các khoản phí tính cho khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hoặc thay đổi quy tắc, điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm làm ảnh hưởng tới phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
...
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
6. Trong thời gian 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được tiếp tục triển khai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được tiếp tục triển khai biểu phí của sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có thời hạn bảo hiểm từ 01 năm trở xuống, sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn bảo hiểm từ 01 năm trở xuống đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước ngày Nghị định này có hiệu lực, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đã triển khai trước ngày 01 tháng 10 năm 2012, sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới đã được Bộ Tài chính chấp thuận đăng ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
Theo đó, trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hoặc thay đổi quy tắc, điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm làm ảnh hưởng tới phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời giờ nghỉ ngơi là gì? Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được pháp luật quy định như thế nào trong Bộ luật lao động?
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là gì? 06 Tiêu chuẩn của Đại biểu HĐND? Cơ cấu tổ chức của HĐND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
- Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội trực thuộc cơ quan nào? Đơn vị sự nghiệp công lập nào thuộc Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội?
- Lễ diễu binh ngày 30 4 năm 2025 sẽ bắt đầu tại địa điểm nào? Tổng hợp các tuyến đường xem lễ diễu binh 30 4 năm 2025?
- Điểm xét tốt nghiệp THPT có dựa trên điểm TB của từng năm học ở cấp 3 không? Được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?