Thủ tục đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa như thế nào? Mẫu giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định pháp luật?
Đăng ký phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Tại Điều 3 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện như sau:
- Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Thông tư này đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương thì việc đăng ký phương tiện được thực hiện như trường hợp có hộ khẩu đăng ký thường trú.
- Phương tiện phải được đăng ký lại trong các trường hợp sau:
a) Chuyển quyền sở hữu;
b) Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;
c) Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác;
d) Chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.
a) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 1 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa bị mất, hỏng được cấp lại khi có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
Thủ tục đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định pháp luật
PHỤ LỤC 1
Mẫu số 1
(Ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Mặt trước
Mặt sau
Ảnh khổ 10 x 15 cm
Chụp toàn bộ phía mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi
Ghi chú:
* Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa được in trên bìa cứng và có kích thước như sau:
- Chiều dài toàn bộ: 20 cm - Chiều dài khung viền: 18 cm
- Chiều rộng toàn bộ: 15 cm - Chiều rộng khung viền: 13 cm
* Số sêri: Bao gồm phần chữ và phần số:
- Phần chữ: là ký hiệu của nhóm chữ cái ghi trên Sổ đăng ký theo quy định tại Phụ lục II.
- Phần số: gồm 6 chữ số, đánh số theo tuần tự bắt đầu từ 000001.
Ví dụ: Số sêri của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bắt đầu là CĐT 000001.
Thủ tục đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
d) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
- Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
b) Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;
c) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
d) Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;
đ) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
- Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
- Cơ quan đăng ký phương tiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?