Thủ tục đăng ký khai sinh cho con riêng khi đang có quan hệ vợ chồng hợp pháp với người khác được thực hiện như thế nào?
- Người có thẩm quyền đăng ký khai sinh là ai? Nội dung đăng ký khai sinh bao gồm những gì?
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con riêng khi đang có quan hệ vợ chồng hợp pháp với người khác được thực hiện như thế nào?
- Đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng lại có con riêng với người khác thì có vi phạm pháp luật không?
Người có thẩm quyền đăng ký khai sinh là ai? Nội dung đăng ký khai sinh bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Căn cứ Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh như sau:
Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Theo đó, thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Nội dung đăng ký khai sinh bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Đăng ký khai sinh (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con riêng khi đang có quan hệ vợ chồng hợp pháp với người khác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:
Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Căn cứ Mục 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định về xác định cha, mẹ, con như sau:
Xác định cha, mẹ, con (Điều 63, Điều 64)
...
b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.
...
Theo đó, đối với trường hợp của bạn, do bạn chưa ly hôn với chồng nên con của bạn theo quy định pháp luật được coi là con chung của 2 vợ chồng.
Trường hợp người chồng hợp pháp không yêu cầu Tòa án xác định đứa bé không phải là con mình thì sau khi sinh ra, về mặt pháp lý, đứa bé được coi là con ruột của người chồng và khi đăng ký khai sinh, cháu phải mang họ của người này hoặc họ của bạn (theo thỏa thuận).
Vì vậy, để chứng minh đứa bé không phải con chung của 2 vợ chồng, trên cơ sở đó, đăng ký khai sinh cho cháu mang họ của người chồng bây giờ thì bạn cần cung cấp chứng cứ chứng minh và yêu cầu Tòa án xác định đứa bé là con riêng của bạn (không phải con chung trong thời kỳ hôn nhân).
Trên cơ sở bản án/quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con, bạn có thể làm thủ tục khai sinh cho con và tiến hành thủ tục nhận cha cho con theo quy định pháp luật.
Đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng lại có con riêng với người khác thì có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
...
Theo đó, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì pháp luật cấm các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Đối với trường hợp của bạn, mặc dù bạn và chồng đã chia tay, nhưng hai người chưa ly hôn, nên trên thực tế quan hệ hôn nhân này vẫn tồn tại và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Do vậy, việc bạn chung sống với người đàn ông khác và có con với người đó là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật hình sự nghiêm cấm người đang có vợ hoặc có chồng lại chung sống với người khác như vợ chồng.
Tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi này mà bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?