Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp được thực hiện ra sao? Đơn đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp gồm những nội dung gì?
- Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp được thực hiện ra sao?
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp bao gồm những nội dung gì?
- Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được cấp bao nhiêu bản?
- Văn phòng giám định tư pháp sẽ có những nghĩa vụ như thế nào?
Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Giám định tư pháp 2012 và khoản 28 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 thì thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp được thực hiện theo như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp đến Sở Tư pháp
Thời gian thực hiện:
Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Nếu sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hết hiệu lực.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;
- Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
- Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này;
- Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Bước 02: Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này và cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp (Hình từ Internet)
Đơn đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 85/2013/NĐ-CP thì đơn đề nghị đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Số quyết định cho phép thành lập Văn phòng;
- Tên đầy đủ của Văn phòng, tên viết tắt (nếu có);
- Địa chỉ trụ sở của Văn phòng;
- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;
- Lĩnh vực giám định tư pháp;
- Danh sách thành viên hợp danh của Văn phòng (nếu có).
Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được cấp bao nhiêu bản?
Tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định về Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp cụ thể như sau:
Đơn đề nghị đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp
...
2. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được làm thành hai bản, một bản cấp cho Văn phòng giám định tư pháp, một bản lưu tại Sở Tư pháp. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Số giấy đăng ký; ngày, tháng, năm được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
b) Tên Văn phòng, số quyết định cho phép thành lập Văn phòng;
c) Địa chỉ trụ sở của Văn phòng;
d) Lĩnh vực giám định tư pháp;
đ) Họ và tên người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;
e) Họ và tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của thành viên hợp danh (nếu có).
Theo đó, Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp sẽ được làm thành 02 bản, một bản cấp cho Văn phòng giám định tư pháp, một bản sẽ lưu tại Sở Tư pháp.
Văn phòng giám định tư pháp sẽ có những nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 85/2013/NĐ-CP thì Văn phòng giám định tư pháp có những nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng giám định tư pháp
...
2. Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Niêm yết công khai chi phí giám định tư pháp;
b) Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật;
c) Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;
d) Báo cáo Sở Tư pháp và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo định kỳ hàng năm;
đ) Nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các quyền và nghĩa vụ theo quy định, của Luật giám định tư pháp, pháp luật về tố tụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?