Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự khi nào?
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự khi nào?
- Trường hợp về người phải thi hành án được quy định thế nào theo Nghị định 62/2015/NĐ-CP?
- Người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì phải thực hiện theo thời hạn tự nguyện thi hành án bao lâu?
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự khi nào?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP thì cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự trong các trường hợp sau:
“1. Căn cứ bản án, quyết định được thi hành hoặc kết quả xác minh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.
2. Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Nơi có tài sản đủ để thi hành án;
c) Nơi có tổng giá trị tài sản lớn nhất.
3. Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi khác thì phải ủy thác khoản phải thi hành án đó đến cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm.
Trường hợp tài sản đang xử lý để thi hành án nhưng có tranh chấp và đã được tòa án thụ lý giải quyết mà đương sự có tài sản ở địa phương khác thì ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản để thi hành án.
Cơ quan thi hành án nơi ủy thác phải thường xuyên cập nhật, theo dõi và thông báo ngay cho cơ quan thi hành án nhận ủy thác biết kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án để phối hợp tổ chức thi hành án. Cơ quan thi hành án nơi nhận ủy thác phải kịp thời thông báo tiến độ, kết quả xử lý tài sản cho cơ quan ủy thác thi hành án để theo dõi, phối hợp trong việc tổ chức thi hành án.
4. Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định; bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì Chấp hành viên sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu khác có liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
Các quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, quyết định tạm hoãn xuất cảnh và các quyết định về thi hành án khác liên quan đến khoản ủy thác có hiệu lực cho đến khi có quyết định thay thế của cơ quan nhận ủy thác.”
Ủy thác thi hành án
Trường hợp về người phải thi hành án được quy định thế nào theo Nghị định 62/2015/NĐ-CP?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 16 Nghị định 62/2015/NĐ-CP và Điều 44a Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Trường hợp người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở ở địa phương thì cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác thực hiện theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014; trường hợp xác định người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành.
Cụ thể về việc xác định việc chưa có điều kiện thi hành án như sau:
- Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
+ Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;
+ Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.
- Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì phải thực hiện theo thời hạn tự nguyện thi hành án bao lâu?
Tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án như sau:
- Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
- Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?