Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm gì?
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm gì?
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra có trách nhiệm gì?
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.
2. Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm các chức danh thanh tra; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra.
3. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.
- Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm các chức danh thanh tra; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (Hình từ Internet)
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 71 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước
1. Căn cứ yêu cầu công tác quản lý của Bộ, ngành, địa phương và chương trình công tác của cơ quan thanh tra cấp trên, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra thuộc quyền quản lý trực tiếp.
2. Định kỳ hàng tháng nghe cơ quan thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp báo cáo và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về công tác thanh tra; giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý việc trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Xử lý kịp thời kết luận thanh tra.
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm về hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước có trách nhiệm sau:
- Căn cứ yêu cầu công tác quản lý của Bộ, ngành, địa phương và chương trình công tác của cơ quan thanh tra cấp trên, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra thuộc quyền quản lý trực tiếp.
- Định kỳ hàng tháng nghe cơ quan thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp báo cáo và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về công tác thanh tra; giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý việc trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Xử lý kịp thời kết luận thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra có trách nhiệm gì?
Tại Điều 4 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra
Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động thanh tra; chỉ đạo xử lý, thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
Theo đó, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động thanh tra; chỉ đạo xử lý, thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2025 tại cấp trung ương?
- Thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải được xác định như thế nào?
- Nội dung phương án kỹ thuật thi công, dự toán rà phá bom mìn bao gồm những gì? Khảo sát, thu thập số liệu phục vụ lập phương án kỹ thuật ra sao?
- Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là gì? 5 nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động bay hiện nay ra sao?
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cho thuê quyền khai thác là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không được phép cho thuê?