Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm và cách thức giải quyết công việc như thế nào?
Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và địa bàn công tác; phụ trách một số cơ quan, đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công theo nguyên tắc:
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
- Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu nội dung cần giải quyết liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác phụ trách thì trao đổi, phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết; trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau, phải báo cáo Bộ trưởng quyết định;
- Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, việc ký kết thỏa thuận quốc tế và các vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng phải xin ý kiến Bộ trưởng trước khi giải quyết;
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh sự phân công giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan và báo cáo Bộ trưởng;
- Thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Bộ và ký văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng khi Bộ trưởng ủy quyền;
- Giải quyết một số công việc cấp bách của Thứ trưởng khác khi Thứ trưởng đó vắng mặt theo sự phân công của Bộ trưởng.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Trách nhiệm và cách thức giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Trách nhiệm và cách thức giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước, gồm: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong lĩnh vực được Bộ trưởng phân công;
- Chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về hiệu quả, tiến độ thực hiện đối với các nội dung công việc thuộc lĩnh vực, địa bàn công tác và hoạt động của các đơn vị được Bộ trưởng phân công;
- Chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng trong phạm vi được phân công; chủ động phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
- Xử lý, ký các công văn, quyết định và các văn bản khác do Bộ trưởng phân công hoặc ủy quyền;
- Định kỳ (hàng tháng) báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện nội dung công việc được giao;
- Thứ trưởng đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng; nghỉ từ 01 ngày làm việc trở lên phải báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm việc theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc làm việc của Bộ theo Điều 2 Quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
- Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Mọi hoạt động của Bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ. Công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ phải xử lý, giải quyết công việc theo đúng phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền được giao.
- Mỗi việc chỉ giao một cơ quan, đơn vị, một cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm chính. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công phải chịu trách nhiệm chính về kết quả, chất lượng, tiến độ của công việc được phân công.
- Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc của Bộ, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan có thẩm quyền.
- Bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của công chức, viên chức và người lao động; đề cao trách nhiệm trong phối hợp công tác, trao đổi thông tin khi thực hiện nhiệm vụ và triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
- Bảo đảm dân chủ, công khai, rõ ràng, minh bạch, đẩy mạnh cải cách hành chính và chất lượng, hiệu quả trong mọi hoạt động.
- Ngoài việc thực hiện các quy định tại Quy chế này, các đơn vị và cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy chế này thực hiện theo các quy chế, quy định chuyên môn của Bộ trên từng lĩnh vực công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?