Thủ thuật thực hiện bột chữ U thì người thực hiện là ai? Trước khi tiến hành bột chữ U thì người bệnh có được ăn không và hồ sơ của họ được ghi lại như thế nào?
Thủ thuật thực hiện bột chữ U thì người thực hiện là ai?
Bột chữ U là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT CHỮ U
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Trường hợp không gây mê: chuyên khoa xương: 3 người (1 chính, 2 phụ)
- Với người bệnh gây mê: cần chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (1 gây mê, 1 phụ mê).
...
Theo đó, thủ thuật thực hiện bột chữ U thì người thực hiện sẽ như sau:
+ Trường hợp không gây mê: chuyên khoa xương: 3 người (1 chính, 2 phụ)
+ Với người bệnh gây mê: cần chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 (1 gây mê, 1 phụ mê).
Như vậy, thủ thuật thực hiện bột chữ U thì người thực hiện là người chuyên khoa xương đối với người bệnh gây mê: cần chuyên khoa gây mê hồi sức.
Thủ thuật (Hình từ Internet)
Thủ thuật thực hiện bột chữ U thì người thực hiện sử dụng phương tiện gì?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT CHỮ U
...
IV. CHUẨN BỊ
2. Phương tiện
- Một bàn nắn thông thường, bàn như kiểu bàn mổ là tốt nhất. Nếu không có thì dùng bàn gỗ hoặc bàn sắt, nhưng phải được cố định chắc xuống sàn nhà, phải có mấu ngang để mắc đai đối lực khi kéo nắn.
- Cần thêm 1 ghế đẩu, để người bệnh ngồi khi bó bột (với người bệnh gây mê thì ghế này dùng để kê đầu người bệnh, nằm bó bột).
- Nếu người bệnh gây mê, cần thêm 1 nẹp gỗ hoặc nẹp kim loại, to bản, mỏng, nhưng đủ độ cứng để đỡ lưng người bệnh khi nằm ngửa bó bột.
- Một đai đối lực: bằng vải mềm, dai, to bản (như kiểu quai ba lô) để tránh gây sây sát da người bệnh khi kéo nắn.
- Thuốc tê hoặc thuốc mê: tùy thuộc người bệnh là trẻ em hay người lớn, tùy trọng lượng cơ thể người bệnh. Kèm theo là dụng cụ gây tê, gây mê, dụng cụ hồi sức (bơm tiêm, dịch truyền, dây truyền dịch, cồn 70o, thuốc chống shock, mặt nạ bóp bóng, đèn nội khí quản…).
- Bột thạch cao: với người lớn cần 5-6 cuộn cỡ 10- 12 cm và 3-4 cuộn cỡ 15 cm.
- Giấy vệ sinh, bông cuộn lót. Lưu ý, nếu dùng giấy vệ sinh có thể gây dị ứng da người bệnh.
- Dây rạch dọc (dùng cho bó bột cấp cứu, khi tổn thương 7 ngày trở về): thường dùng 1 đoạn băng vải có độ dài phù hợp, vê săn lại cho chắc, không cần dây chuyên dụng.
- Dao hoặc cưa rung để rạch dọc bột: nếu dùng dao, dao cần sắc, nhưng không nên dùng dao mũi nhọn, để đề phòng cắt phải da người bệnh. Nếu dùng cưa rung rạch dọc bột: cần chờ cho bột khô hẳn mới làm, vì cưa rung chỉ làm đứt các tổ chức khô cứng. Cần cẩn thận những nơi có mấu xương ở dưới da có thể tổn thương khi dùng cưa rung (như mắt cá, xương bánh chè).
- Nước để ngâm bột: đủ số lượng để ngâm chìm 3-4 cuộn bột 1 lúc, nước phải sạch sẽ để khỏi nhiễm bẩn cho da và các vết thương, nước phải được thay thường xuyên. Mùa đông, phải dùng nước ấm tránh cảm lạnh cho người bệnh.
- Một cuộn băng vải hoặc băng thun để băng ngoài bột khi bột bó xong.
Theo đó, trước khi thực hiện thủ thuật thì người thực hiện chuẩn bị phương tiện như:
- Một bàn nắn thông thường.
- Cần thêm 1 ghế đẩu.
- Nếu người bệnh gây mê, cần thêm 1 nẹp gỗ hoặc nẹp kim loại.
- Một đai đối lực.
- Thuốc tê hoặc thuốc mê.
- Bột thạch cao.
- Giấy vệ sinh, bông cuộn lót.
- Dây rạch dọc (dùng cho bó bột cấp cứu, khi tổn thương 7 ngày trở về).
- Dao hoặc cưa rung để rạch dọc bột.
- Nước để ngâm bột.
- Một cuộn băng vải hoặc băng thun để băng ngoài bột khi bột bó xong.
Như vậy, khi tiến hành thủ thuật thực hiện bột chữ U thì người thực hiện sử dụng phương tiện như liệt kê trên.
Trước khi tiến hành bột chữ U thì người bệnh có được ăn không và hồ sơ của họ được ghi lại như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
BỘT CHỮ U
...
IV. CHUẨN BỊ
...
3. Người bệnh
- Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương, nhất là các tổn thương lớn có thể gây tử vong (chấn thương sọ não, chấn thương ngực, vỡ tạng…).
- Được giải thích kỹ mục đích thủ thuật, quá trình tiến hành thủ thuật để người bệnh yên tâm và phối hợp tốt với thầy thuốc. Với trẻ em cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân, người bảo hộ hợp pháp.
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng định bó bột, cởi hoặc cắt bỏ áo bên tay gẫy.
- Với người bệnh gây mê: cần dặn nhịn ăn ít nhất 5-6 giờ, để tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, cách xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
Theo đó, trước khi tiến hành bột chữ U thì với người bệnh gây mê: cần dặn nhịn ăn ít nhất 5-6 giờ, để tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.
Bên cạnh đó thì hồ sơ của họ cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, cách xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
Như vậy, trước khi tiến hành bột chữ U thì người bệnh sử dụng gây mê thì không được ăn và hồ sơ thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?