Thu mua hàng nông sản không xuất hóa đơn có được tính vào chi phí được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, quy định thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Như vậy thuế GTGT là khoản thuế được áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ do người tiêu dùng chi trả khi sử dụng sản phẩm đó. Tuy nhiên người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Người sản xuất trực tiếp có cần xuất hóa đơn đối với giá trị hàng hóa trên 100 triệu/năm không?
Căn cứ khoản 2.4 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
- Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
+ Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
+ Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
+ Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
+ Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
+Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
+ Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Theo quy định trên, trường hợp công ty mua mía từ người sản xuất trực tiếp thì hàng hóa có giá trị trên 100 triệu vẫn có thể lập bảng kê, không cần người sản xuất phải mua hóa đơn của cơ quan thuế xuất cho công ty. Nếu công ty không mua mía từ người sản xuất trực tiếp mà mua thông qua cá nhân, hộ kinh doanh thì với doanh thu trên 100 triệu đồng/năm cá nhân, hộ kinh doanh phải liên hệ với cơ quan thuế mua hóa đơn xuất cho công ty, công ty không lập bảng kê.
Thu mua hàng nông sản không xuất hóa đơn có được tính vào chi phí được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Thu mua hàng nông sản không xuất hóa đơn
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
"Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
...
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
..."
Theo đó, nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi bán mía cắt khúc cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Nếu doanh nghiệp không nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sẽ nộp thuế GTGT theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
"Điều 10. Thuế suất 5%
...
5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?