Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào? Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh gì?
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào?
Theo khoản 5 Điều 13 Hiến pháp 2013 quy định về Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Điều 13.
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Bên cạnh đó, theo Mục 4 Nghị quyết về việc tên nước, quốc kỳ, quốc huy, thủ đô, quốc ca do Quốc hội ban hành có quy định về Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
4- Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Theo các quy định nêu trên thì Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Biểu tượng của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hình ảnh gì?
Theo Điều 6 Luật Thủ đô 2012 quy định về biểu tượng của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Biểu tượng của Thủ đô
Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Theo các quy định nêu trên thì biểu tượng của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào? Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh gì? (Hình từ Internet)
Vai trò và trách nhiệm của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thủ đô 2012 quy định về vai trò của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Vị trí, vai trò của Thủ đô
...
2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
...
Theo đó, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Theo Điều 5 Luật Thủ đô 2012 quy định về trách nhiệm của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của Thủ đô
1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
2. Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
3. Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
4. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Theo đó, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
- Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
- Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
- Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô;
- Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?