Thủ đô Hà Nội có vai trò như thế nào? Cơ quan tổ chức Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm thế nào trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình?

Xin cho hỏi, Thủ đô Hà Nội có vai trò như thế nào? Trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội là gì? Cơ quan tổ chức Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm thế nào trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình? - Câu hỏi của anh Thịnh đến từ Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội có vai trò như thế nào?

Theo Điều 2 Luật Thủ đô 2012 quy định về vai trò của Thủ đô Hà Nội như sau:

Vị trí, vai trò của Thủ đô
1. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
3. Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.

Theo đó, Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Ngoài ra, trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ được đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Luật Thủ đô 2012 quy định thì biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội là gì?

Căn cứ Điều 5 Luật Thủ đô 2012 thì:

Trách nhiệm của Thủ đô
1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
2. Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
3. Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
4. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Theo đó, Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm như sau:

- Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.

- Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.

- Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.

- Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô;

Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Cơ quan tổ chức Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm thế nào trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình?

Theo Điều 25 Luật Thủ đô 2012 quy định về trách nhiệm của cơ quan tổ chức Thủ đô Hà Nội như sau:

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

- Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành Luật Thủ đô; định kỳ xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Luật Thủ đô.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan trung ương, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước;

+ Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô;

+ Hằng năm, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện Luật Thủ đô.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thủ đô trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.

- Cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 tổ chức ở đâu? Các hoạt động Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 thế nào?
Pháp luật
Biểu tượng Thủ đô Hà Nội từ tháng 1 năm 2025 là gì? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, được sử dụng lòng đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội? Quy định giới hạn độ sâu ra sao?
Pháp luật
Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội các khu vực di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
Pháp luật
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào? Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh gì?
Pháp luật
Trách nhiệm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là gì? Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thế nào trong việc xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô Hà Nội?
Pháp luật
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô Hà Nội được xây dựng, phát triển và kết nối thế nào? Ai ban hành các biện pháp bảo đảm việc thu hồi đất trên địa bàn Thủ đô?
Pháp luật
Giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các đoạn tuyến quốc lộ đi qua địa bàn Thủ đô có phải không?
Pháp luật
Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ và trách nhiệm của ai? Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô Hà Nội phải bảo đảm các tiêu chí nào?
Pháp luật
Thủ đô Hà Nội có vai trò như thế nào? Cơ quan tổ chức Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm thế nào trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ đô Hà Nội
24,791 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ đô Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào