Thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm các thông tin nào?
- Thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm các thông tin nào?
- Đơn vị sự nghiệp cập nhật thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
- Trung tâm thông tin thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì đối với Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm các thông tin nào?
Thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm các thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH thì thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là thông tin về người lao động) là thông tin cơ bản (họ, tên, ngày sinh, giới tính, mã số định danh cá nhân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nơi ở hiện tại, số điện thoại) và thông tin về quá trình làm việc ở nước ngoài (thông tin xuất/nhập cảnh, bên tiếp nhận lao động, địa chỉ làm việc, ngành nghề, mức lương, thời hạn hợp đồng, tình trạng làm việc ở nước ngoài).
Thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm các thông tin nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị sự nghiệp cập nhật thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Đơn vị sự nghiệp cập nhật thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 11 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH thì đơn vị sự nghiệp về lao động, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, công dân Việt Nam đăng nhập vào tài khoản, truy cập vào mục “thông tin về người lao động” và thực hiện cập nhật thông tin như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và trước ngày 20 hằng tháng khi có sự thay đổi, phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp cập nhật thông tin về người lao động cho đến khi thanh lý hợp đồng.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động.
- Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng lao động trực tiếp giao kết đã được xác nhận theo quy định tại Điều 53 Luật số 69/2020/QH14.
- Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh đã thực hiện đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 54 Luật số 69/2020/QH14 cập nhật thông tin khi có sự thay đổi, phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài cho đến khi chấm dứt hợp đồng.
Trung tâm thông tin thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì đối với Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Trung tâm thông tin thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì đối với Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng mã số, tích hợp trên Hệ thống cơ sở dữ liệu;
b) Vận hành, quản lý, khai thác Hệ thống cơ sở dữ liệu hiệu quả, an toàn; kịp thời phản ánh và phối hợp khắc phục các sự cố phát sinh;
c) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu;
d) Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp trong việc quản lý, vận hành Hệ thống cơ sở dữ liệu;
đ) Hằng năm lập dự toán kinh phí phục vụ việc cập nhật, nâng cấp Hệ thống cơ sở dữ liệu.
2. Trung tâm thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Quản trị hệ thống hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn và bảo mật cho Hệ thống cơ sở dữ liệu;
b) Rà soát, đề xuất kế hoạch và phương án bảo đảm duy trì hoạt động liên tục của Hệ thống cơ sở dữ liệu;
c) Hằng năm lập dự toán kinh phí phục vụ cho việc duy trì, vận hành Hệ thống cơ sở dữ liệu tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu.
Theo đó, đối với Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì Trung tâm thông tin thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau:
- Quản trị hệ thống hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn và bảo mật cho Hệ thống cơ sở dữ liệu;
- Rà soát, đề xuất kế hoạch và phương án bảo đảm duy trì hoạt động liên tục của Hệ thống cơ sở dữ liệu;
- Hằng năm lập dự toán kinh phí phục vụ cho việc duy trì, vận hành Hệ thống cơ sở dữ liệu tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?