Thông tin chủ yếu trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục được quy định ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Quy chế quản lý sử dụng trên cổng thông tin điện tử?
Yêu cầu đối với việc triển khai cổng thông tin điện tử được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT quy định yêu cầu chung của thư điện tử và cổng thông tin điện tử như sau:
Yêu cầu chung của thư điện tử và cổng thông tin điện tử
1. Việc triển khai thư điện tử và cổng thông tin điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
b) Tên miền truy cập hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục thực hiện theo quy định hiện hành; sử dụng thêm tên miền cấp 2 có dạng “edu.vn” phù hợp với điều kiện cụ thể;
c) Cơ quan quản lý giáo dục cung cấp cổng thông tin điện tử thành viên cho các cơ sở giáo dục trực thuộc phù hợp với điều kiện thực tế.
...
Như vậy, yêu cầu đối với việc triển khai cổng thông tin điện tử được quy định như trên.
Cổng thông tin điện tử (Hình từ Internet)
Thông tin chủ yếu trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục được quy định gồm những gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thông tin chủ yếu trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục
1. Thông tin giới thiệu
a) Thông tin về sơ đồ, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tóm lược quá trình hình thành và phát triển; họ và tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử và nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo cơ sở giáo dục;
b) Thông tin liên hệ, trao đổi, giải đáp thắc mắc của cơ sở giáo dục với người dân.
2. Tin tức, sự kiện về hoạt động, các vấn đề liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của cơ sở giáo dục.
3. Văn bản quy định liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục.
4. Thông tin về dịch vụ trực tuyến xét tuyển đầu cấp học (trong đó gồm đăng ký và điền mẫu đơn trực tuyến, thông báo kết quả trực tuyến).
5. Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân gồm: Danh sách các vấn đề cần xin ý kiến; nội dung vấn đề xin ý kiến; địa chỉ, thư điện tử tiếp nhận ý kiến và thời hạn tiếp nhận ý kiến.
6. Các dữ liệu đặc tả hỗ trợ tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin, đảm bảo khả năng liên kết, tích hợp giữa các hệ thống, đảm bảo sự tương thích về công nghệ.
7. Thông tin về công khai đối với cơ sở giáo dục và thời hạn đăng tin thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Thông tin tuyển sinh gồm kế hoạch tuyển sinh, thông báo tuyển sinh (trong đó bao gồm thông tin về đối tượng, chỉ tiêu tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, điều kiện, hồ sơ, thời gian, địa điểm thi), danh sách dự tuyển.
9. Niêm giám thống kê trong thời gian 5 năm gần nhất gồm số liệu thống kê về quy mô của trường, lớp, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất.
...
Như vậy, thông tin chủ yếu trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục được quy định gồm những thông tin như trên.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Quy chế quản lý sử dụng trên cổng thông tin điện tử?
Theo Điều 11 Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT quy định quản lý, vận hành, sử dụng cổng thông tin điện tử như sau:
Quản lý, vận hành, sử dụng cổng thông tin điện tử
1. Thủ trưởng đơn vị thành lập Ban Biên tập cổng thông tin điện tử (hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm); phân công một lãnh đạo đơn vị làm trưởng Ban Biên tập.
2. Thủ trưởng đơn vị ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng cổng thông tin điện tử, trong đó cần quy định tối thiểu các nội dung sau:
a) Nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử;
b) Quy trình tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật và xử lý thông tin đăng tải trên cổng thông tin điện tử;
c) Thời hạn cung cấp, cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử;
d) Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc cung cấp, tổng hợp, thẩm định và duyệt nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử;
đ) Quy định về trách nhiệm quản lý, vận hành kỹ thuật cổng thông tin điện tử;
e) Chế độ làm việc của các thành viên Ban Biên tập.
3. Thủ trưởng đơn vị phân công một bộ phận trực thuộc, cán bộ làm đầu mối quản lý chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc tự thực hiện, vận hành kỹ thuật đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn thông tin cho cổng thông tin điện tử (đăng kí và quản lý tên miền, điều chỉnh giao diện, quản lý máy chủ, phân cấp phân quyền, tạo tài khoản, tạo mật khẩu, triển khai giải pháp an toàn thông tin, hỗ trợ và xử lý kỹ thuật).
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Thủ trưởng đơn vị ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng cổng thông tin điện tử, trong đó cần quy định tối thiểu các nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?