Thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất hiện nay được thực hiện theo mẫu nào?
Mẫu thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất hiện nay?
Mẫu thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu 03/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP.
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 03/BTNN:
(1) Chữ viết tắt của cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Trường hợp là Thông báo thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường ghi: “thụ lý hồ sơ”. Trường hợp là Thông báo không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường ghi: “không thụ lý hồ sơ”.
(4) (5) Ghi thông tin người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(6) Tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(7) Ghi tên văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường (số hiệu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và trích yếu của văn bản) (nếu có).
(8) Ghi theo hồ sơ yêu cầu bồi thường.
(9) Ghi theo một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp Thông báo này là Thông báo thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường ghi:
“Hồ sơ của Ông/Bà đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, ...(tên cơ quan giải quyết bồi thường)... thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường của Ông/Bà và thông báo để Ông/Bà được biết”.
- Trường hợp Thông báo này là Thông báo không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường ghi:
Căn cứ theo quy định tại điểm…… khoản 2 và khoản 4 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, ...(tên cơ quan giải quyết bồi thường)... không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường của Ông/Bà vì ...(ghi lý do không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường tương ứng với quy định tại các điểm của khoản 2 Điều 43 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước).
Do vậy, ...(tên cơ quan giải quyết bồi thường)... trả lại hồ sơ yêu cầu bồi thường (gửi kèm Thông báo này) và thông báo để Ông/Bà được biết”.
(10) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Tải mẫu thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất hiện nay: Tải về.
Bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý hoặc không thụ lý đối với hồ sơ yêu cầu bồi thường Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 41 của Luật này, cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Và căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thụ lý hoặc không thụ lý đối với hồ sơ yêu cầu bồi thường Nhà nước là cơ quan giải quyết bồi thường.
Mà cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường Nhà nước sẽ không được thụ lý trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
...
2. Cơ quan giải quyết bồi thường không thụ lý hồ sơ khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
b) Thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết;
c) Yêu cầu bồi thường không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Chương II của Luật này;
d) Người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
đ) Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 41 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không bổ sung trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này;
e) Yêu cầu bồi thường đã được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 của Luật này và đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự;
g) Yêu cầu bồi thường đã được Tòa án có thẩm quyền chấp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này;
h) Yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
...
Như vậy, hồ sơ yêu cầu bồi thường Nhà nước sẽ không được thụ lý nếu thuộc một trong những trường hợp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc tách công ty mới nhất?
- Mẫu quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm là mẫu nào? Tải mẫu và cách viết?
- Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?