Vàng miếng 9999 (SJC) là gì? Vàng miếng 9999 và vàng 9999 có gì khác nhau? Nên mua vàng miếng 9999 hay vàng 9999?
Vàng miếng 9999 (SJC) là gì? Vàng miếng 9999 và vàng 9999 có gì khác nhau?
Vàng miếng 9999 (SJC) là sản phẩm vàng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Saigon Jewelry Holding Company). Đây là một thương hiệu vàng rất được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay, với sự đảm bảo về chất lượng vàng.
Vàng miếng 999 (SJC) khác biệt so với nhiều thương hiệu vàng khác bởi nó được đúc nguyên miếng thành hình chữ nhật và có trọng lượng cụ thể. Trên mặt miếng vàng SJC được in hình con rồng và 4 số 9 biểu thị cho vàng nguyên chất 99,99%. Mặt còn lại của miếng vàng là thông tin về công ty sản xuất (SJC). Tuy nhiên, Vàng miếng 9999 (SJC) có giá trị chủ yếu về mặt tích trữ của cải và đầu tư hơn là giá trị về mặt trang sức.
Vàng miếng 9999 (SJC) được đúc thành miếng, tuy nhiên, cách tính đơn vị của nó giống như các loại vàng khác. Để thuận tiện cho người mua tích trữ, Vàng miếng 9999 (SJC) được chia thành nhiều loại khác nhau theo đơn vị tính vàng chỉ và khối lượng như sau:
Loại 1 chỉ nặng tương đương 3.75 gram
Loại 2 chỉ nặng tương đương 7.5 gram
Loại 5 chỉ nặng tương đương 18.75 gram
Loại 1 lượng nặng tương đương 37.5 gram
Loại 1 kg tương đương với 26.6666667 lượng vàng.
Vàng miếng 9999 (SJC) về bản chất vẫn thuộc loại vàng 9999, tuy nhiên, Vàng miếng 9999 (SJC) là một thương hiệu vàng miếng được sản xuất bởi một đơn vị sản xuất vàng miếng. Chính vì vậy, có thể xem Vàng miếng 9999 (SJC) là loại vàng 9999 nhưng không phải tất cả vàng 9999 đều là Vàng miếng 9999 (SJC).
Vàng miếng 9999 (SJC) là gì? Vàng miếng 9999 và vàng 9999 có gì khác nhau? Nên mua vàng miếng 9999 hay vàng 9999? (Hình từ internet)
Nên mua vàng miếng 9999 (SJC) hay vàng 9999?
Trước khi mua vàng hoặc quyết định đầu tư vàng thì bạn phải xác định mục đích khi mua vàng của bạn là gì.
Như đã phân tích ở trên, vàng miếng 9999 (SJC) là loại vàng miếng có giá trị về mặt tích trữ của cải và đầu tư hơn là giá trị về mặt trang sức nên nếu bạn có nhu cầu mua vàng để làm trang sức thì nên mua vàng 9999 hơn là vàng miếng 9999 (SJC).
Ngược lại, nếu bạn có nhu cầu mua vàng với mục đích để tích trữ của cải thì bạn nên mua vàng miếng 9999 (SJC) mặc dù giá thành của vàng miếng 9999 (SJC) thường cao hơn so với vàng 9999. Thêm vào đó, theo như lời khuyên của các chuyên gia thì vàng miếng 9999 (SJC) có nhiều loại từ 1 chỉ đến 5 chỉ, nên nếu bạn đầu tư mua loại vàng này thì sẽ chắc chắn hơn, không sợ bị tụt giá mà chỉ sợ thị trường vàng lên xuống. Đối với loại vàng này thì có giá đến từ công ty sản xuất nên có đi đâu giá cũng vẫn vậy.
Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng gồm có như sau:
Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Đối với tổ chức tín dụng:
Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
- Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
- Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, quy định về việc doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm như sau:
- Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
- Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
- Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
- Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
- Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Lưu ý: Nội dung về vàng miếng 9999 và vàng 9999 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc gì theo quy định?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?