Từ ngày 01/01/2023, luật sư phải đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư lên đến 3 triệu đồng/năm?

Sắp tới luật sư phải đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư lên đến 3 triệu đồng/ năm đúng không? - câu hỏi của chị Thùy (Biên Hòa)

Luật sư phải đóng phí thành viên luật sư bao nhiêu theo Luật hiện hành?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2015 quy định như sau:

Phí thành viên
1. Luật sư phải đóng phí thành viên theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Mức phí thành viên là 200.000 đồng/người/tháng.
2. Đoàn luật sư trích nộp phí thành viên về Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tỷ lệ trích nộp phí thành viên về Liên đoàn Luật sư Việt Nam như sau:
a) Đoàn luật sư có số lượng từ 1.000 luật sư trở lên trích nộp 50% phí thành viên;
b) Đoàn luật sư có số lượng từ 300 luật sư đến 999 luật sư trích nộp 30% phí thành viên;
c) Đoàn luật sư có số lượng từ 50 luật sư đến 299 luật sư trích nộp 20% phí
thành viên;
d) Đoàn luật sư có số lượng dưới 50 luật sư trích nộp 10% phí thành viên.
3. Hàng quý, Ban Chủ nhiệm các Đoàn Luật sư có trách nhiệm thu phí thành viên từ các luật sư thuộc Đoàn mình và trích nộp về Liên đoàn Luật sư Việt Nam trước ngày mồng 10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Như vậy theo Luật hiện hành, Luật sư là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư cần phải đóng phí thành viên với mức phí là 200.000 đồng/người/tháng

Sau đó từng Đoàn Luật sư sẽ trích theo tỷ lệ phí này nộp về lại cho Liên đoàn Luật sư.

Xem thêm nội dung của Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2015: Tại đây

Từ ngày 01/01/2023, Luật sư phải đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư lên đến 3 triệu đồng/năm?

Từ ngày 01/01/2023, luật sư phải đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư lên đến 3 triệu đồng/năm?

Từ ngày 01/01/2023, Luật sư sẽ đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư 3 triệu đồng/năm?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 quy định như sau:

Phí thành viên
1. Luật sư phải đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và phí thành viên của Đoàn Luật sư theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Mức phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 100.000 đồng/người/tháng (một trăm nghìn đồng/người/tháng).
Mức phí thành viên của Đoàn Luật sư là 150.000 đồng/người/tháng (một trăm năm mươi nghìn đồng/người/tháng).

Theo đó, Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 đã quy định phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và phí thành viên của Đoàn Luật sư như sau:

- Mức phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 100.000 đồng/người/tháng (một trăm nghìn đồng/người/tháng).

- Mức phí thành viên của Đoàn Luật sư là 150.000 đồng/người/tháng (một trăm năm mươi nghìn đồng/người/tháng).

Như vậy, kể từ 01/01/2023 luật sư sẽ phải đóng cố định hai loại phí thành viên theo quy định trên, tương đương với 3.000.000 đồng/năm

Xem thêm nội dung của Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022: Tại đây

Thời gian đóng phí thành viên của Luật sư được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 quy định như sau:

Phí thành viên
...
3. Luật sư đóng phí 06 tháng/lần để giúp cho việc quản lý, thống kê và niêm yết danh sách đóng phí cho thống nhất.
Việc đóng phí thành viên được hoàn thành chậm nhất vào ngày cuối cùng của kì đóng phí (ngày 30 tháng 6 dương lịch và ngày 31 tháng 12 dương lịch trong năm đóng phí).

Theo đó, Luật sư phải đóng phí 06 tháng/lần

Đồng thời, việc đóng phí thành viên được hoàn thành chậm nhất vào ngày cuối cùng của kì đóng phí (ngày 30 tháng 6 dương lịch và ngày 31 tháng 12 dương lịch trong năm đóng phí).

Xem thêm nội dung của Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022: Tại đây

Luật sư có thể đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư qua hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 quy định như sau:

Phí thành viên
...
2. Luật sư đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam thông báo hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư đóng phí thành viên của Đoàn Luật sư bằng hình thức nộp trực tiếp tại Văn phòng Đoàn Luật sư hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Đoàn Luật sư do Đoàn Luật sư thông báo.

Luật sư có thể đóng phí thành viên thông qua các hình thức:

- Luật sư đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam thông báo hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại TPHCM.

- Luật sư đóng phí thành viên của Đoàn Luật sư bằng hình thức nộp trực tiếp tại Văn phòng Đoàn Luật sư hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Đoàn Luật sư do Đoàn Luật sư thông báo.

Xem thêm nội dung của Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022: Tại đây

Từ 01/01/2023 các trường hợp được miễn giảm phí luật sư được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 quy định như sau:

Miễn, giảm phí thành viên
1. Luật sư thành viên từ đủ 75 tuổi trở lên được miễn phí thành viên.
2. Luật sư thành viên vì lý do sức khỏe, bệnh tật, có hồ sơ bệnh án, không thể tham gia hoạt động hành nghề luật sư và có đơn xin miễn hoặc giảm phí thành viên có thể được xem xét miễn, giảm phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư.
3. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tiếp nhận đơn xin miễn, giảm phí thành viên, xem xét đối với từng trường hợp cụ thể để quyết định miễn, giảm phí thành viên Đoàn Luật sư và đề nghị Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam chấp thuận đối với phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Theo đó, các trường hợp được miễn, giảm phí thành viên là:

- Luật sư thành viên từ đủ 75 tuổi trở lên được miễn phí thành viên.

- Luật sư thành viên vì lý do sức khỏe, bệnh tật, có hồ sơ bệnh án, không thể tham gia hoạt động hành nghề luật sư và có đơn xin miễn hoặc giảm phí thành viên có thể được xem xét miễn, giảm phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư.

Xem thêm nội dung của Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022: Tại đây

Luật sư không đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 39 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về việc xử lý Luật sư không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư như sau:

- Quá 06 tháng đến dưới 12 tháng thì Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhắc nhở trên Trang thông tin điện tử của Liên đoàn, Đoàn Luật sư nhắc nhở trên Trang thông tin điện tử của Đoàn Luật sư, nhắc nhở bằng văn bản lần thứ nhất hoặc bằng hình thức khác;

- Từ 12 tháng đến dưới 18 tháng thì Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhắc nhở trên Trang thông tin điện tử của Liên đoàn, Đoàn Luật sư nhắc nhở trên Trang thông tin điện tử của Đoàn Luật sư, nhắc nhở bằng văn bản lần thứ hai hoặc bằng hình thức khác;

- Từ 18 tháng trở lên thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư.

Nghị quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Luật sư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Luật sư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức lương Luật sư làm theo hợp đồng lao động tại các tổ chức hành nghề Luật sư sau cải cách tiền lương ra sao?
Pháp luật
Tôi muốn chuyển từ luật sư sang hòa giải viên thì có được không? Các giấy tờ cần thiết nào cần có để được bổ nhiệm làm hòa giải viên?
Pháp luật
Mức trần thù lao của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự gấp bao nhiêu lần lương cơ sở?
Pháp luật
Phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư năm 2024 là bao nhiêu? Đối tượng nào được miễn giảm phí thành viên?
Pháp luật
Liên Đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Tổ chức này có con dấu và tài khoản riêng không?
Pháp luật
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình không?
Pháp luật
Có được phép đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề luật sư khi bằng cử nhân luật là văn bằng hai không?
Pháp luật
Giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật khi muốn trở thành luật sư có cần phải tham gia tập sự hành nghề không?
Pháp luật
Nên học công chứng viên hay học luật sư? Tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên hoặc luật sư hiện nay?
Pháp luật
Luật sư có được chuyển sang hành nghề thừa phát lại hay không? Khi chuyển sang thừa phát lại thì luật sư có phải tham gia đào tạo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật sư
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
13,521 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: