Trong tố tụng hành chính ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải thể hiện những nội dung gì?
- Nộp đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm bằng phương thức nào?
- Trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định hành chính phải thể hiện được những nội dung gì?
- Ai có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm?
- Thời hạn kháng nghị bản án, quyết định hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm là bao lâu?
Nộp đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm bằng phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 258 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp nhận được thông báo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 256 của Luật này thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ thụ lý để giải quyết.
2. Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị khi có đủ nội dung và tài liệu kèm theo quy định tại Điều 257 của Luật này. Tòa án, Viện kiểm sát có thể yêu cầu đương sự bổ sung nội dung đơn và tài liệu trong trường hợp chưa đầy đủ. Trường hợp đương sự không thực hiện theo yêu cầu bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản trả lại đơn đề nghị cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
3. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án và báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị. Trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự mình hoặc ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Như vậy theo quy định trên đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm phải nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Trong tố tụng hành chính ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải thể hiện được nội dung gì? (Hình từ Internet)
Trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định hành chính phải thể hiện được những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 262 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
- Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị.
- Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị.
- Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị.
- Quyết định kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án đó.
- Đề nghị của người kháng nghị.
Ai có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm?
Căn cứ tại Điều 260 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thời hạn kháng nghị bản án, quyết định hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 263 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Thời hạn kháng nghị phần dân sự trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy theo quy định trên thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được khởi kiện thay người khác trong vụ án dân sự? Nếu được thì có bị trả lại đơn khởi kiện khi không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự?
- Tổng hợp 09 mẫu giấy ủy quyền mới nhất hiện nay? Giấy ủy quyền không nêu rõ thời hạn đại diện thì tính thế nào?
- Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Tải về mẫu giấy vận tải mới nhất hiện nay? Giấy vận tải - giấy vận chuyển phải có thông tin nào?
- Thành phần Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước bao gồm những ai theo Quyết định 1917?