Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5674:1992 về công tác hoàn thiện trong xây dựng - thi công nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5674:1992 về công tác hoàn thiện trong xây dựng - thi công nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành thế nào? - Câu hỏi của anh D.N (Lạng Sơn)

Công tác lát được tiến hành thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5674:1992?

Theo tiểu mục 3 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5674:1992 quy định công tác lát như sau:

- Công tác lát chỉ được bắt đầu khi đã hoàn thành công việc ở phần kết cấu bên trên và xung quanh, bao gồm: Công tác trát trầm hay lớp ghép trầm treo, công tác trát và ốp tường. Mặt lát phải phẳng và được làm sạch.

- Vật liệu lát phải đúng chủng loại và kích thước, màu sắc và tạo được hoa văn thiết kế. Các tấm lát hay gạch lát phải vuông vắn không cong vênh, sứt góc, không có các khuyết tật khác trên mặt. Những viên gạch lẻ bị chặt thì cạnh chặt phải phẳng

- Mặt lát phải phẳng, không gồ ghề, lồi lõm cục bộ. Kiểm tra bằng thước có chiều dài 2m. Khe hở giữa mặt lát và thước không quá 3mm. Độ dốc và phương dốc của mặt lát phải theo đúng thiết kế. Kiểm tra độ dốc được thực hiện bằng nivô, đổ nước thử hay cho lăn viên bi thép đường kính 10mm, nếu có chỗ lõm tao vũng đọng nước phải bóc lên lát lại.

- Giữa các viên gạch lát và sàn phải lót đầy vữa. Việc kiểm tra độ chắc đặc của lớp vữa liên kết bẳng cách gõ nhẹ lên mặt lát, nếu có chỗ nào bị bộp thì bóc lên lát lại.

- Chiều dày của lớp vữa xi măng lót không được quá 15mm. Mạch giữa các viên gạch không quá 1,5mm và được chèn đầy xi măng nguyên chất hòa với nước dạng hồ nhão. Khi chưa chèn mạch, không được đi lại hoặc va chạm mạnh lên mặt lát làm bong gạch. Mạch chèn xong, rửa ngay cho đường mạch sắc gọn, đồng thời lau sạch mặt gạch lát không để xi măng bám dính.

- Ở những vị trí có yêu cầu về chống thấm, trước khi trát phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các chi tiết khác (như mạch chèn các khe tiếp giáp giữa các cấu kiện lắp ghép, mạch chèn xung quanh hệ thống cấp nươc…). Chiều dàyl ớp bitum chống thấm không quá 3mm.

- Phần tiếp giáp giữa các mạch lát, cũng như giữa mạch lát và chân tường, phải chèn đầy vữa xi măn.

- Mặt lát phải được thi công theo đùng thiết kế về màu sắc, hoa văn, đường viền trang trí. Nếu mặt lát là các viên đá thiên nhiên, phải chôn các viên kề nhau có màu sắc và đường vân hài hòa, không tạo nên sự tương phản rõ rệt.

- Khi lát sàn bằng đá quý, các viên lẻ phải được gia công sẵn từ xí nghiệp. Khi lát gạch men kính, các viên lẻ nên gia công cắt tại chỗ. Việc cắt và mài các cạnh phải bảo đảm đường cắt gọn và mạch ghép bằng,

- Khi lát sàn gỗ, các thanh mặt sàn phải đóng lên hệ khung gỗ chắc chắn. Kích thước của kết cấu khung phụ thuộc vào chiều dài và tiết diện của thanh ván ghép sàn. Giữa khung đỡ sàn và mặt nền nhà phải kê đệm thật ỗn định. Sau khi ghép xong mặt sàn gỗ phải bào phẳng nhẵn sau đó đánh giấy nháp từ thô đến mịn và cuối cùng đánh xi bóng.

- Khi lát sàn bằng tấm nhựa tổng hợp, nền lót là ván gỗ thì toàn bộ chu vi tấm phải được ghim đinh mạ đồng hay mạ kẽm, đinh đóng cách nhau không quá 200mm và cách mép tấm không quá 20mm, còn ở giữa tấm đóng đinh theo ô cách nhau từ 35 -40cm. Giữa hai mép tấm nhựa lát sàn đặt kề nhau phải có đoạn ghép chồng ít nhất 40mm.

Tại mép gờ chân tường, tấm nhựa được ghim bằng nẹp gỗ. Nếu nền sàn là bê tông thì tại các vị trí đóng ghim phải chôn sẵn các chi tiết bằng gỗ. Nếu dùng keo dán để dán các tấm nhựa thì mặt dán phải được mài phẳng và quét sạch bụi trước khi phết lớp keo dán. Keo dán phết lên nền theo chiều ngang của cuộn nhựa lát.

Việc dán thực hiện từng đoạn một, dài từ 30 -40mm. Phải dùng phương tiện ép mạnh lên chỗ vừa dán cho tấm nhựa dính trắc với nền lát. khi dùng keo dán không phải ghim đinh. Nếu hai tấm nhựa dán kề nhau phải thật song song và ghép kín, không cho phép dán các mép tấm kề lên nhau.

- Không dùng mặt sàn gỗ cho các phòng thường xuyên ẩm ướt, các phòng dễ cháy và nhiệt độ cao, không dùng tấm nhựa lát cho mặt sàn.

- Mặt lát phải đảm bảo các yêu cầu về độ cao, độ phẳng, độ dốc, độ dính kết với mặt nền lát. Chiều dày lớp vữa lót, chiều dày mạch vữa, màu sắc, hình dáng trang trí… phải theo đúng thiết kế.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5674:1992 về công tác hoàn thiện trong xây dựng - thi công nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5674:1992 về công tác hoàn thiện trong xây dựng - thi công nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành thế nào? (Hình từ Internet)

Công tác láng được thực hiện thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5674:1992?

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5674:1992 quy định công tác láng như sau:

- Lớp láng thực hiện trên nền gạch, bê tông các loại hay bê tông cốt thép: trước khi láng, kết cấu nền phải ổn định và phẳng, cọ sạch các vết dầu, rêu và bụi bẩn.

- Độ để bảo đảm độ bám dính tốt giữa lớp vữa láng và nền nếu mặt nền khô phải tưới nước và băm nhám bề mặt. Nếu có lớp lót thì mặt phải khía ô có cạnh từ 10 đến 15cm.

- Lớp láng cuối cùng bằng vữa xi măng cát với kích thước hạt cốt liệu lớn nhất không quá 2mm, xoa phẳng mặt theo độ dốc thiết kế. Tùy thuộc vào thời tiết, độ ẩm và nhiệt độ không khí… Sau khi láng xong lớp vữa cuối cùng khoảng từ 4 đến 6 giờ mới có thể tiến hành đánh bóng bề mặt láng bằng cách rải đều một lớp bột xi măng hay lớp mỏng hỗi măng.

- Mặt láng phải bảo đảm độ bóng theo thiết kế. Quá trình mài bóng được tiến hành đồng thời với việc vá các vết lõm cục bộ và các vết xước gợn trên bề mặt.

- Công việc kẻ chỉ thực hiện ngay sau khi vừa đánh màu xong. Đường kẻ chỉ cần đều về chiều rộng, chiều sâu và sắc nét. Nếu dùng quả lăn có hạt chống trơn cũng lăn ngay khi lớp xi măng màu chưa rắn.

- Láng hè dài hoặc mặt lối đi dài, cứ mỗi đoạn dài 3 -4m lại làm một khe co dãn ở lớp láng bằng cách cắt đứt ngang lớp láng. Chiều rộng khe co dãn là 20mm được chèn bằng nhựa bitum số 3.

- Đối với những diện tích và khu vực có yêu cầu chống thấm cao như khu vệ sinh, bể chứa nước, máng dẫn nước và thoát nước… ngoài việc trát láng thông thường, trước đó phải thực hiện các lớp chống thấm theo thiết kế.

- Chất lượng mặt láng phải bảo đảm các yêu cầu về độ phẳng, độ dốc và những yêu cầu khác giống như đối với bề mặt trát.

Trước khi tiến hành sơn hay quét vôi bề mặt bên trong và bên ngoài công trình, cần hoàn thành những công việc gì?

Căn cứ tại tiểu mục 8.2 Mục 8 TCVN 5674:1992 quy định về công tác sơn phủ bề mặt như sau:

- Lớp xong mái, mái đua, thi công xong ban công, lô gia, lan can, sàn, các lớp chống thấm, hệ thống thiết bị kĩ thuật trong nhà như ống dẫn và thoát nước ống thông hơi đường dẫn điện thoại, điện chiếu sáng, vật chôn ngầm…

- Lắp xong các cửa sổ, cửa đi.

- Hoàn thiện công tác trát lát, ốp, lắp kính, lắp và trát trần, lắp thang phòng hỏa…

- Kiểm tra và sửa chữa những chỗ có khuyết tật trên bề mặt kết cấu cần sơn, quét vôi.

Thi công nghiệm thu
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 8220:2009 yêu cầu về việc lấy mẫu trong phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển có triệu chứng lâm sàng ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12237-1:2018 (IEC 61558-1:2017) yêu cầu gì về An toàn của máy biến áp, cuộn kháng, bộ cấp nguồn và các kết hợp của chúng?
Pháp luật
Kính cường lực là gì? Kính cường lực lắp đặt tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13879:2023 về Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam quy định tiêu chí phân loại thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7788 : 2007 quy định về thuốc thử trong việc xác định hàm lượng thiếc trong thực phẩm đóng hộp bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) về Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước có yêu cầu chung thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13755-1:2023 (IEC TS 62840-1:2016) về Hệ thống hoán đổi ắc quy xe điện Phần 1 thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy yêu cầu thiết kế, lắp đặt chiếu sáng sự cố ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi công nghiệm thu
982 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi công nghiệm thu Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: