Thủ tục thẩm định đề án phân loại đô thị loại I, II, III và loại IV như thế nào? Hồ sơ trình thẩm định đề án gồm có những gì?

Thủ tục thẩm định đề án phân loại đô thị loại I, II, III và loại IV như thế nào? Hồ sơ trình thẩm định đề án gồm có những gì? Thắc mắc của anh T.K ở Kon Tum.

Thủ tục thẩm định đề án phân loại đô thị loại I, II, III và loại IV như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1,1 Mục 1 Chương II Quyết định 1023/QĐ-BXD năm 2023, quy định về trình tự, thủ tục thẩm định đề án phân loại đô thị loại I, II, III, loại IV được thực hiện như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến cơ quan thẩm định.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến cơ quan thẩm định.

Thủ tục thẩm định đề án phân loại đô thị loại I, II, III và loại IV như thế nào? Hồ sơ trình thẩm định đề án gồm có những gì? (Hình từ internet)

Thành phần hồ sơ trình thẩm định đề án gồm có những gì?

Căn cứ tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Chương II Quyết định 1023/QĐ-BXD năm 2023, quy định về thành phần hồ sơ trình thẩm định đề án gồm có những giấy tờ như sau:

Hồ sơ trình thẩm định đề án gồm tờ trình của Ủy ban nhân dân, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và hồ sơ đề án phân loại đô thị được lập theo quy định, bao gồm:

- Phần thuyết minh đề án nêu rõ sự cần thiết, căn cứ pháp lý, phạm vi lập báo cáo; khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị; thực trạng đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt; đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và chất lượng công trình hạ tầng đô thị, tổng hợp thông tin, số liệu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phân loại đô thị; báo cáo tóm tắt chương trình phát triển đô thị và kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị các giai đoạn tiếp theo; kết luận và kiến nghị;

- Các phụ lục kèm theo đề án gồm văn bản pháp lý; ý kiến của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15; bảng biểu số liệu liên quan và bản vẽ thu nhỏ (A3) được đóng dấu xác nhận gồm sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng (01 bản), bản đồ địa giới hành chính đô thị (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí các dự án đang triển khai thực hiện (01 bản), sơ đồ định hưởng phát triển không gian (01 bản), bản đồ quy hoạch giai đoạn ngắn hạn (02 bản thể hiện các nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật); báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 đối với các đô thị hiện có trên địa bàn trong trường hợp đề án phân loại đô thị loại đặc biệt, loại I để dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương.

Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của phân loại đô thị là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi đề án đến cơ quan thẩm định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận hoặc công bố;

- Phim minh họa thực trạng phát triển của đô thị đề nghị phân loại (khoảng 20 phút).

Nguyên tắc phân loại đô thị tại Việt Nam như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13, được sửa đổi bởi Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 quy định về nguyên tắc phân loại đô thị tại Việt Nam như sau:

- Phân loại đô thị nhằm xác lập cơ sở đánh giá chất lượng đô thị; tổ chức, sắp xếp và quản lý, phát triển hệ thống đô thị, các khu vực nội thành, nội thị, ngoại thành, ngoại thị, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập quận, phường; phản ánh đúng trình độ phát triển đô thị, đô thị hóa; làm căn cứ cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, hoạch định chính sách phát triển đô thị; thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống đô thị.

- Phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

- Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.

- Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị, đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính. Phạm vi phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị.

- Phân loại đô thị được áp dụng theo vùng miền, theo yếu tố đặc thù và thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí phân loại đô thị.”.

Phân loại đô thị
Đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị phải đảm bảo những yêu cầu nào? Nội dung quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị được quy định thế nào?
Pháp luật
Quy định mới về đề án phân loại đô thị? Ai có thẩm quyền thẩm định đề án phân loại đô thị?
Pháp luật
Các đối tượng nào phải lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị? Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị có các nội dung gì?
Pháp luật
Đô thị loại 1 là gì? Việt Nam hiện nay có bao nhiêu đô thị loại 1 đã được công nhận và đó là những đô thị nào?
Pháp luật
Đô thị loại đặc biệt là gì? Việt Nam hiện đang có bao nhiêu đô thị loại đặc biệt và đó là đô thị nào?
Pháp luật
Đô thị loại 2 là gì? Việt Nam hiện nay đang có bao nhiêu đô thị loại 2 và đó là những đô thị nào?
Pháp luật
Đô thị loại 3 là gì? Hiện tại Việt Nam đang có bao nhiêu đô thị loại 3 và đó là những đô thị nào?
Pháp luật
Đô thị loại 4 là gì? Hiện tại Việt Nam đang có bao nhiêu đô thị loại 4, đó là những địa điểm nào?
Pháp luật
Ngày 08 tháng 11 hàng năm được lấy là Ngày Đô thị Việt Nam đúng không? Ngày Đô thị Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
Pháp luật
Bàn giao quản lý trong khu đô thị là gì? Thực hiện bàn giao, quản lý, sử dụng tài sản sau bàn giao như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân loại đô thị
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,020 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân loại đô thị Đô thị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: