Sư trụ trì chùa có phải là chức việc của tổ chức tôn giáo không? Điều kiện để trở thành sư trụ trì là gì?
Sư trụ trì chùa có phải là chức việc của tổ chức tôn giáo không? Quyền và nghĩa vụ của sư trụ trì là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 khái niệm chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
Từ các quy định của Luật và Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Luật chỉ quy định chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử để giữ một chức vụ trong tổ chức, chứ không quy định cụ thể chức vụ ở cấp nào trong tổ chức.
Vì vậy, trụ trì chùa:
- Là người được Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoặc Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm
- Là người thay mặt Giáo hội và chịu trách nhiệm trước Giáo hội trong việc quản lý, điều hành các hoạt động Phật sự tại Tự viện
- Trụ trì là một chức vụ trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên trụ trì chùa là chức việc.
*Quyền và nghĩa vụ của sư trụ trì (chức việc):
- Tại khoản 4 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền của chức sắc, chức việc, nhà tu hành là có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Đồng thời tại khoản 2 Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định nghĩa vụ của chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Năm 2023, sư trụ trì chùa có phải chức việc của tổ chức tôn giáo không? Điều kiện để trở thành sư trụ trì là gì? (Hình internet)
Điều kiện để trở thành sư trụ trì là gì?
Tại Điều 32 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc như sau:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.
- Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có:
+ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
+ Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
+ Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Như vậy, để được làm sư trụ trì thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện nói trên.
Thủ tục đăng ký người làm trụ trì chùa được thực hiện như thế nào?
Thực hiện đăng ký trụ trì chùa (đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc) thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
*Hồ sơ đăng ký gồm:
- Văn bản đăng ký nêu rõ họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; phẩm vị, chức vụ, địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử
- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;
- Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
Cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
Quy trình thực hiện đăng ký người làm trụ trì được quy định như sau:
Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc
1. Tổ chức tôn giáo trước khi bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc sau đây có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương:
a) Thành viên ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh;
b) Người đứng đầu tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh;
c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo tôn giáo.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức việc cư trú và hoạt động tôn giáo.
3. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.
Theo đó, việc đăng ký người làm trụ trì được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 04 Đối tượng được hưởng hỗ trợ chi phí từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư? Quỹ Hỗ trợ đầu tư áp dụng từ năm tài chính nào?
- Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào theo Nghị định 175? Điều kiện chung về kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ?
- Có thể mua bán một sản phẩm phần mềm hay không? Phần mềm công cụ có phải là một loại sản phẩm phần mềm?
- Tổ chức kinh doanh có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng theo mẫu cho người tiêu dùng khi nào?
- Trong vụ án dân sự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thu thập tài liệu chứng cứ khi nào?