Pháp luật quy định như thế nào về mẫu phiếu xin ý kiến Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
- Mẫu phiếu xin ý kiến Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
- Xin ý kiến Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải về chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
- Xin ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Mẫu phiếu xin ý kiến Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Trong thời gian sắp tới thì khi tiến hành xin ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì cần phải chuẩn bị mẫu phiếu xin ý kiến Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BGTVT như sau:
Tải mẫu phiếu xin ý kiến Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Tại đây.
Pháp luật quy định như thế nào về mẫu phiếu xin ý kiến Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
Xin ý kiến Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải về chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Ban hành Chương trình
1. Căn cứ đề xuất của các Vụ, Cục, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác thuộc Bộ, Vụ Pháp chế dự thảo Chương trình, thực hiện việc rà soát và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đối với đề nghị xây dựng văn bản.
2. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Vụ Pháp chế chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Chương trình; xin ý kiến của các Thứ trưởng phụ trách và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
3. Sau khi Bộ trưởng ký ban hành, Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải Quyết định ban hành Chương trình trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Theo như quy định trên thì Vụ Pháp chế dựa vào ý kiến của các cơ quan, đơn vị để chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách trước rồi trình Bộ trưởng trước ngày 31/12 hằng năm.
Xin ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Căn cứ vào Điều 28 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về việc xin ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm gửi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, gửi kèm theo hồ sơ quy định tại các điểm c, d, e và k khoản 1 Điều 29 của Thông tư này. Trường hợp nội dung văn bản có liên quan đến lĩnh vực của các Thứ trưởng khác thì phải xin ý kiến của các Thứ trưởng đó.
- Đối với thông tư, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm gửi dự thảo thông tư đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách theo mẫu quy định tại các Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, gửi kèm theo hồ sơ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 29 và các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 30 của Thông tư này. Trường hợp nội dung văn bản có liên quan đến lĩnh vực của các Thứ trưởng khác thì phải xin ý kiến của các Thứ trưởng đó.
- Các Thứ trưởng gửi lại ý kiến cho cơ quan tham mưu trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xin ý kiến, trừ trường hợp đi công tác vắng.
- Cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các Thứ trưởng. Trường hợp có ý kiến khác nhau, cơ quan tham mưu trình tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và đề xuất phương án tiếp thu.
- Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thứ trưởng phụ trách có trách nhiệm tổ chức ít nhất 01 cuộc họp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thống nhất nội dung dự thảo văn bản trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng?
- Công ty thông tin tín dụng thay đổi tên công ty cần phải đề nghị cơ quan nào thay đổi nội dung Giấy chứng nhận?
- Cấp độ phòng thủ dân sự là gì? Cấp độ phòng thủ dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Có bao nhiêu cấp độ?
- Cách ghi tự nhận xét ưu khuyết điểm của viên chức trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức năm 2024 mẫu 03?
- Bisexual là gì? Bisexual có phải là xu hướng tính dục? Các yếu tố ảnh hưởng xu hướng tính dục là gì?