Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?

Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào? - câu hỏi của chị Kim (Bắc Ninh)

Xe ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 80/2009/NĐ-CP về nội dung này như sau:

Điều kiện để xe ô tô có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Xe ô tô chở người
2. Xe ô tô thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký và gắn biển số nước ngoài.
3. Xe ô tô phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực.
4. Người lái xe là người có quốc tịch của quốc gia thực hiện quy tắc giao thông đi bên trái và vượt xe về bên phải, có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
5. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

Như vậy, xe ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:

- Là xe ô tô chở người

- Xe ô tô thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký và gắn biển số nước ngoài.

- Xe ô tô phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực.

- Người lái xe là người có quốc tịch của quốc gia thực hiện quy tắc giao thông đi bên trái và vượt xe về bên phải, có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.

- Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?

Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?

Có giới hạn thời gian xe ô tô có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam không?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 80/2009/NĐ-CP về nội dung này như sau:

Trình tự, thủ tục chấp thuận cho xe ô tô có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân có công hàm của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị và nêu rõ lý do cho phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam kèm theo bản sao các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam và thông báo đến Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 03 ngày làm việc và nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải phải nêu rõ cửa khẩu nhập, xuất cảnh, số lượng người, số lượng xe ô tô; phạm vi tuyến đường và thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng, phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.

Như vậy, Tổ chức, cá nhân có công hàm của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị và nêu rõ lý do cho phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam kèm theo bản sao các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này.

Sau đó, chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam và thông báo đến Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp quản lý.

Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải phải nêu rõ cửa khẩu nhập, xuất cảnh, số lượng người, số lượng xe ô tô; phạm vi tuyến đường và thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam.

Đồng thời, thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng, phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.

Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2009/NĐ-CP thì ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định sau:

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam.

- Phải tham gia giao thông đúng trong phạm vi và tuyến đường theo văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, đi theo đoàn và có xe ô tô dẫn đường. Tổ chức, cá nhân đưa xe ô tô có tay lái ở bên phải vào tham gia giao thông tại Việt Nam có trách nhiệm bố trí xe ô tô dẫn đường, bảo đảm an toàn giao thông khi phương tiện lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

- Chỉ được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

+ Các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;

+ Chứng từ tạm nhập phương tiện.

Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được quay đầu xe, lùi xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Xe máy thiếu gương chiếu hậu bên trái bị phạt bao nhiêu tiền? Kích thước gương chiếu hậu quy định thế nào?
Pháp luật
Điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn bị xử phạt như thế nào? Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu có nồng độ cồn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Uống rượu bia bao nhiêu thì sẽ không bị phạt khi lái xe máy tham gia giao thông? Hay tất cả trường hợp có uống rượu bia đều bị phạt?
Pháp luật
Việc đấu nối đường nhánh vào đường chính được thực hiện như thế nào? Phương tiện giao thông trên đường chính có được ưu tiên di chuyển tại nơi giao nhau với đường nhánh hay không?
Pháp luật
Văn hóa giao thông đường bộ có những tiêu chí chung nào? Người tham gia giao thông có những tiêu chí văn hóa đường bộ như thế nào?
Pháp luật
Lái xe ô tô tham gia giao thông có sử dụng chất ma túy bị xử phạt như thế nào? Trường hợp lái xe ô tô tham gia giao thông có sử dụng chất ma túy bị tước bằng lái xe bao nhiêu lâu?
Pháp luật
Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì phạt người điều khiển hay người ngồi sau?
Pháp luật
Xe lắp đèn led trắng (đèn chiếu xa) cho xe máy và xe ô tô có bị phạt không? Nếu có mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Pháp luật
Lái xe buổi tối không bật đèn xe thì có bị xử phạt không? Mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tham gia giao thông
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,705 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham gia giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: