Nội dung huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là gì?

Cho hỏi nội dung cụ thể của chương trình huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là gì? - Câu hỏi của anh Thiện tại Hà Nội.

Ai phải tham gia chương trình huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định như sau:

Đối tượng, hình thức huấn luyện
...
2. Hình thức huấn luyện:
...
c) Huấn luyện nâng cao được thực hiện một năm một lần, áp dụng cho đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; hai năm một lần, áp dụng cho các đối tượng quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này.

Theo đó, hình thức huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được áp dụng với những đối tượng sau:

- Huấn luyện nâng cao một năm một lần đối với cán bộ làm công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Huấn luyện nâng cao hai năm một lần đối với:

+ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).

+ Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,

+ Đội trưởng, Phó Đội trưởng các đội nghiệp vụ được giao thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.

Nội dung cụ thể của chương trình huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là gì?

Nội dung cụ thể của chương trình huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là gì? (hình từ internet)

Nội dung cụ thể của chương trình huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định như sau:

Chương trình và thời gian huấn luyện
...
3. Huấn luyện nâng cao quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư này được thực hiện như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện chương trình huấn luyện nâng cao theo nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 7 Điều 6 Thông tư này, thời gian tối thiểu là 40 giờ.
b) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện chương trình huấn luyện nâng cao theo nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 Điều 6 Thông tư này, thời gian tối thiểu là 56 giờ.
c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện chương trình huấn luyện nâng cao theo nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 6 Thông tư này, thời gian tối thiểu là 120 giờ.

Theo đó, chương trình huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được thực hiện tùy theo đối tượng tương ứng với những nội dung như sau:

Nhóm 1:

- Đối tượng:

+ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).

+ Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thời gian huấn luyện: Tối thiểu là 40 giờ.

- Nội dung cụ thể:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Nhóm 2:

- Đối tượng: Đội trưởng, Phó Đội trưởng các đội nghiệp vụ được giao thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.

- Thời gian huấn luyện: Tối thiểu là 56 giờ.

- Nội dung cụ thể:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hành kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hành đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Nhóm 3:

- Đối tượng: Cán bộ làm công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thời gian huấn luyện: Tối thiểu là 120 giờ.

- Nội dung cụ thể:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hành huấn luyện thể lực.

+ Thực hành kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hành đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hành thao tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chương trình huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân được thực hiện ở đâu?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-BCA có quy định

Địa điểm huấn luyện và cán bộ làm công tác huấn luyện
1. Địa điểm huấn luyện
...
c) Huấn luyện nâng cao được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an.

Như vậy, Huấn luyện nâng cao về nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thực hiện tập trung tại trung tâm huấn luyện của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an.

Thông tư 02/2023/TT-BCA có hiệu lực từ 03/03/2023.

Phòng cháy và chữa cháy
Cứu nạn cứu hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi chưa được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có thuộc đối tượng phải kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy không?
Pháp luật
Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy?
Pháp luật
Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ nào thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy?
Pháp luật
Thủ tục, hồ sơ cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Pháp luật
Tài xế xe khách 45 chỗ ngồi có phải là đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình tiến hành các hoạt động trong rừng có cần phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy hay không?
Pháp luật
Bình chữa cháy có bắt buộc phải có màu đỏ không? Bình chữa cháy loại xách tay và có bánh xe nên được bố trí ở những vị trí nào là phù hợp?
Pháp luật
Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm những gì?
Pháp luật
Đơn vị tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy cho hạng mục thi công tại tòa nhà văn phòng có cần chứng chỉ gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy
970 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy Cứu nạn cứu hộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: