Nhà thầu có được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không?

Anh chị cho tôi hỏi nhà thầu có được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không? Tôi cảm ơn!

Nhà thầu có được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn bảo mật đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi như sau:

- Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai trong biên bản mở thầu.

- Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 26 CDNT và thương thảo hợp đồng, nhà thầu không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian từ khi mở thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu như sau:

26. Làm rõ HSDT
26.1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của Bên mời thầu, bao gồm cả làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu (trừ trường hợp nhà thầu xác nhận việc sửa lỗi số học đối với HSDT của mình do Bên mời thầu thực hiện trong quá trình đánh giá HSDT). Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSDT bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử. .
26.2, Việc làm rõ HSDT giữa nhà thầu và Bên mời thầu được thực hiện bằng văn bản. Các tài liệu không liên quan đến nội dung yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu sẽ không được xem xét, đánh giá, trừ các tài liệu tự làm rõ theo quy định tại Mục 26.3 CDNT.
26,3. Trong khoảng thời gian theo quy định tại BDL, trường hợp nhà thầu phát hiện HSDT của mình thiểu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của HSDT. Bên mời thầu thông báo cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu làm rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp theo đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử.
26.4, Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu. Nội dung làm rõ HSDT được Bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT, Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nểu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà thầu theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu dành cho nhà thầu một khoảng thời gian hợp lý để nhà thầu thực hiện việc làm rõ HSDT.
26.5, Trường hợp cần thiết, Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu có khả năng trúng thầu đến làm việc trực tiếp với Bên mời thầu để làm rõ HSDT, Nội dung làm rõ HSDT phải được ghi cụ thể thành biên bản Việc làm rõ HSDT trong trường hợp này phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch.”

Theo đó, sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu, bao gồm cả làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.

Nhà thầu có được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không?

Nhà thầu có được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu hay không? (Hình từ internet)

Quy định về “đặt điều kiện" đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT Quy định về “đặt điều kiện: đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:

“27. Các sai. khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung
Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:
27.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT.
27.2. “Đặt điều kiện” là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT.
27.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.”

Như vậy, thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 25/8/2022.

Hồ sơ dự thầu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hồ sơ dự thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được đánh giá theo thang điểm bao nhiêu? Nhà đầu tư phải đạt tối thiểu bao nhiêu điểm thì mới được đánh giá, xếp hạng?
Pháp luật
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư? Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được tính từ thời điểm nào? Có được gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu?
Pháp luật
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính từ ngày nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Quy trình đánh giá E-HSDT mới nhất năm 2024 theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá E-HSĐXKT đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ mới năm 2024 theo Thông tư 06 ra sao?
Pháp luật
E-HSDT là gì? Quy trình đánh giá E-HSDT trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với trường hợp lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh tối thiểu là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Chi phí nộp hồ sơ dự thầu mua sắm theo hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ sơ dự thầu
7,631 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ sơ dự thầu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: