Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu? Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu? Câu hỏi của chị Sáu đến từ Cần Thơ.

Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu?

Căn cứ tại Điều 20 Luật Thủy sản 2017 quy định nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ:

- Ngân sách nhà nước.

- Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Quỹ cộng đồng.

- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu? Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như thế nào?

Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu? Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Thủy sản 2017 quy định về việc quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước như sau:

- Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm sau đây:

+ Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước.

+ Thực hiện chế độ quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Bố trí người có chuyên môn về thủy sản làm công tác quản lý nguồn lợi thủy sản.

+ Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước.

+ Báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.

- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước.

Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có trách nhiệm gì trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Luật Thủy sản 2017 quy định tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có trách nhiệm sau:

- Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong kế hoạch quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Thực hiện chế độ quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Bố trí người có chuyên môn về thủy sản làm công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh.

- Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, thực hiện bảo tồn nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh.

- Báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.

Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ đâu?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:

Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động các nguồn lực của xã hội cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập quỹ ở trung ương;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập quỹ ở cấp tỉnh căn cứ nhu cầu và nguồn lực huy động của địa phương.
3. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
b) Tài trợ, từ thiện, vốn nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Như vậy theo quy định trên nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được lấy từ:

- Tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.

- Tài trợ, từ thiện, vốn nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Thủy sản Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến thủy sản
Phát triển nguồn lợi thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có bao gồm hoạt động thả bổ sung loài thủy sản có giá trị kinh tế vào vùng nước tự nhiên hay không?
Pháp luật
Bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản nhưng cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động có được không?
Pháp luật
Hành vi sử dụng điện để đánh cá có bị pháp luật nghiêm cấm không? Nếu có, mức xử phạt hành vi sử dụng điện để đánh cá được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có thể nhập khẩu thức ăn thủy sản mà không cần giấy phép đăng ký lưu hành hay không? Thủ tục nhập khẩu cần những gì?
Pháp luật
Sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản có bị coi là bất hợp pháp không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Loài thủy sản bản địa là gì? Thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Bị xử phạt và thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản do không có thiết bị giám sát hành trình thì có đúng quy định pháp luật không?
Pháp luật
Chuyển nuôi cá Koi bằng ao đầm sang lồng bè thì phải xây dựng lồng bè như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật? Có cần phải làm thủ tục chuyển đổi không?
Pháp luật
Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn phải làm sao? Tàu cá 20 mét hoạt động khai thác thủy sản khi giấy phép hết hạn bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng của giống tôm thẻ chân trắng là bao lâu? Sử dụng con giống thủy sản (tôm thẻ chân trắng) quá thời hạn có bị sao không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủy sản
859 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủy sản Phát triển nguồn lợi thủy sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: