Người đi bộ tham gia giao thông cần chú ý những gì? Người đi xe máy có phải luôn nhường đường cho người đi bộ không?
Người đi bộ tham gia giao thông cần chú ý những gì?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Theo đó, người đi bộ cũng là người tham gia giao thông. Theo đó, người đi bộ phải tuân thủ các nguyên tắc khi tham gia giao thông đường bộ như sau, căn cứ Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Người đi bộ
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Như vậy, người đi bộ cần lưu ý về phần lề, phần đường được phép lưu thông và chấp hành các tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường cũng như những tín hiệu chỉ dẫn của người điều tiết giao thông.
Người đi bộ cũng phải tự chú ý an toàn của bản thân và không được gây trở ngại cho các phương tiện khác. Ngoài ra, cần chú ý trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
Người đi bộ tham gia giao thông cần chú ý những gì? Người đi xe máy có phải luôn nhường đường cho người đi bộ không? (Hình từ Internet)
Người đi bộ tham gia giao thông có thể bị xử phạt những lỗi gì?
Như đã phân tích ở trên, người đi bộ có trách nhiệm phải tuân thủ các nguyên tắc khi tham gia giao thông đường bộ. Nếu người đi bộ tham gia giao thông không tuân thủ các nguyên tắc nêu trên thì vẫn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, căn cứ Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nội dung như sau:
Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Người đi xe máy có phải luôn nhường đường cho người đi bộ không?
Luật Giao thông đường bộ 2008 đã có quy định về các trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và cả những nơi không có vạch kẻ đường, khi các phương tiện chuyển hướng, quay đầu, lùi xe...
Cụ thể, những quy định này được đề cập tại khoản 4 Điều 11; khoản 2 và khoản 4 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
...
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Điều 15. Chuyển hướng xe
...
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
...
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Điều 16. Lùi xe
...
2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
...
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
...
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
Như vậy, về nguyên tắc tham giao thông, người đi bộ đang nhận được sự ưu tiên nhất định khi đi trên đường. Theo đó các phương tiện như xe máy, ô tô khi tham gia giao thông cần thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên về việc nhường đường cho người đi bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình ngầm là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm?
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân xác định theo phương thức nào? Quỹ được xếp loại A khi nào?
- Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Danh mục tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được quy định thế nào?
- Nhà đầu tư có được sử dụng một công ty điều hành để quản lý nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào? Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu thế nào?