Nghị định 71/2022/NĐ-CP: Sửa đổi quy định về quản lý và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình?
Sửa đổi, bổ sung khái niệm dịch vụ phát thanh, truyền hình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Dịch vụ phát thanh, truyền hình là dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nguyên vẹn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài và dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến người sử dụng. Dịch vụ phát thanh, truyền hình có thể được cung cấp trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ không qua thiết bị lưu trữ, làm chậm (dịch vụ truyền hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu riêng biệt của thuê bao sử dụng dịch vụ (dịch vụ theo yêu cầu).
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung khái niệm dịch vụ phát thanh, truyền hình như sau:
Dịch vụ phát thanh, truyền hình là dịch vụ cung cấp nguyên vẹn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài và các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, các nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến người sử dụng. Dịch vụ phát thanh, truyền hình có thể được cung cấp trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ không qua thiết bị lưu trữ, làm chậm (dịch vụ phát thanh, truyền hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu riêng biệt của thuê bao sử dụng dịch vụ (dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu).
Như vậy, theo quy định mới, dịch vụ phát thanh, truyền hình là dịch vụ cung cấp nguyên vẹn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài và các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, các nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến người sử dụng.
Nghị định 71/2022/NĐ-CP: Sửa đổi quy định về quản lý và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình?
Nội dung phát thanh, truyền hình phải bảo đảm có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Bản quyền nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Các kênh chương trình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Nhà nước được tiếp phát, truyền tải nguyên vẹn trên dịch vụ phát thanh, truyền hình tại lãnh thổ Việt Nam không cần thỏa thuận về bản quyền.
2. Các kênh chương trình khác trên dịch vụ phát thanh, truyền hình phải bảo đảm các yêu cầu về bản quyền như sau:
a) Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, kênh chương trình, trừ trường hợp cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) của đơn vị cung cấp dịch vụ theo quy định của Điều 23 Nghị định này.
Tuy nhiên, căn cứ theo điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP, đã bổ sung thêm khoản 3 vào Điều 22 Nghị định 06/2016/NĐ-CP nội dung sau:
Bản quyền nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
3.Các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bản quyền như sau:
a) Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, phim đã được phát trên kênh, bao gồm cả tên, biểu tượng (logo) của kênh chương trình;
c) Bảo đảm tuân thủ hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận bản quyền; tính nguyên vẹn của nội dung chương trình sau khi được biên tập, phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều 20a Nghị định này.
Như vậy, theo quy định mới, các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng phải bảo đảm có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, phim đã được phát trên kênh, bao gồm cả tên, biểu tượng (logo) của kênh chương trình; bảo đảm tuân thủ hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận bản quyền; tính nguyên vẹn của nội dung chương trình sau khi được biên tập, phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều 20a Nghị định này.
Nghị định 71/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định về quản lý và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2022/NĐ-CP, Nghị định này có hiệu lực từ 01/01/2023.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 71/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
...
2. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 12; điểm d khoản 6 Điều 18; điểm b khoản 2 Điều 30 về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư.
Như vậy, quy định về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư trong các điều khoản nêu trên sẽ bị bãi bỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định mới về đấu giá biển số xe máy, ô tô, mô tô từ 1/1/2025? Giá khởi điểm đấu giá biển số xe 2025 là bao nhiêu?
- Trách nhiệm dân sự là gì? Ví dụ về trách nhiệm dân sự? Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình không?
- Có tính vào trị giá hàng hóa trên tờ khai hải quan các khoản thuế phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu?
- 03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm? Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty?
- Giá đất thị trường của từng vị trí đất, khu vực được xác định bằng cách nào? Các loại đất nào cần xác định khu vực trong bảng giá đất?