Ngày cấp Căn cước công dân được ghi ở đâu trên thẻ? Những trường hợp nào có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt?
Thực tế hiện nay, hầu hết các thủ tục hành chính đều yêu cầu chứng minh nhân thân thông qua yêu cầu công dân cung cấp số thẻ Căn cước công dân (CCCD) cùng với ngày cấp.
Vị trí của ngày cấp CCCD nằm ở đâu trên thẻ?
*Trường hợp thẻ CCCD gắn chip
- Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA:
+ Ngày cấp CCCD nằm ở mặt sau của thẻ, phía bên trái, mục thứ hai từ trên xuống.
+ Phía trên ngày cấp CCCD gắn chip là mục ghi đặc điểm nhận dạng/Personal identification: Đây là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài để phân biệt người này với người khác.
+ Phía dưới ngày cấp CCCD lần lượt là con chip điện tử, con dấu, chữ ký của Cục trưởng Cục quản lý hành chính về trật tự xã hội.
+ Bên phải ngày cấp CCCD gắn chip là ô vân tay của ngón trỏ trái/Left index finger và ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ CCCD.
+ Dưới cùng là dòng ký tự gọi là MRZ
*Trường hợp thẻ CCCD mã vạch
- Thẻ CCCD mã vạch ghi ngày cấp ở mặt sau của thẻ, góc dưới cùng bên phải, bên cạnh ô vân tay, dưới mục đặc điểm nhận dạng và dòng mã vạch.
Ngày cấp Căn cước công dân được ghi ở đâu trên thẻ? Những trường hợp nào có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt? (Hình từ Internet)
Những thông tin nào cần chú ý trên CCCD?
- Số thẻ CCCD: Số thẻ CCCD có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của công dân. Mỗi công dân đều được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.
- Theo đó, số của thẻ căn cước công dân chính là số định danh cá nhân. theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.
- Cụ thể, Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
+ 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
+ 3 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh.
+ 6 số còn lại là các số ngẫu nhiên.
- Ngày sinh, nơi thường trú: là thông tin rất hay được yêu cầu cung cấp khi thực hiện thủ tục hành chính, tham gia giao dịch…
+ Do đó, nếu ngày sinh, hộ khẩu thường trú ghi trên CCCD bị sai, bạn cần đến ngay cơ quan công an để làm lại CCCD.
- Nơi cấp:
+ Với CCCD gắn chip, nơi cấp thẻ là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
+ Với CCCD mã vạch: Nếu làm thẻ từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư; Còn nếu làm thẻ từ ngày 10/10/2018 trở đi thì nơi cấp là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Giới tính: với những người đã chuyển đổi giới tính, nếu chưa làm lại CCCD và thay đổi thông tin về hộ tịch thì vẫn phải ghi giới tính trong các giấy tờ, thủ tục theo giới tính ghi trên CCCD.
Vị trí của ngày cấp Căn cước công dân ở đâu trên thẻ? Trường hợp nào có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt?(Hình internet)
CCCD có giá trị sử dụng trong bao nhiêu năm ?
- Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ CCCD.
- Trong đó, hạn sử dụng của CCCD không phụ thuộc vào ngày cấp như CMND mà phụ thuộc vào độ tuổi của chủ thẻ. Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
+ Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
+ Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo
- Như vậy, có ba mốc thời gian hết hạn của thẻ CCCD là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, nếu đi làm CCCD mới thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Những trường hợp nào có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt?
- Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người đã có CCCD gắn chip vẫn có thể bị phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Mức phạt | Trường hợp |
Phạt cảnh cáo/phạt tiền từ 300.000 - 500.000 | - Không xuất trình CCCD khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền. - Không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại CCCD: + Thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được; + Công dân thay đổi họ, chữ đệm, tên; + Công dân đã thay đổi đặc điểm nhận dạng; + Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD; + Bị mất thẻ CCCD. (Căn cứ Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014) - Không nộp lại CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định nhập quốc tịch Việt Nam. |
Không nộp lại CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. | |
Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng | - Chiếm đoạt, sử dụng CCCD của người khác. - Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của CCCD. - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CCCD. |
Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng | - Làm giả, sử dụng giấy tờ, dữ liệu giả để được cấp CCCD. - Cung cấp thông tin sai sự thật, tài liệu sai sự thật để được cấp CCCD. |
Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng | - Làm giả CCCD. - Sử dụng CCCD giả. - Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố CCCD - Mua, bán, thuê, cho thuê CCCD - Mượn, cho mượn CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xử lý thế nào khi không gửi được thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi? Thông báo thu hồi đất có hiệu lực bao lâu?
- Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không theo quy định?
- Công trình nâng cấp cải tạo hệ thống kênh thoát nước có phải nộp phí bảo vệ môi trường và thuế tài nguyên không?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản từ chối nhận thì xử lý thế nào? Việc cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện với đối tượng nào?
- Địa bàn hoạt động hải quan là gì? Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan?