Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế không có di chúc năm 2022? Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm những giấy tờ gì?
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế không có di chúc năm 2022?
Tải mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế: Tại đây.
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế không có di chúc năm 2022? Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm những giấy tờ gì? (Hình từ internet)
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế không có di chúc bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014 như sau:
Công chứng văn bản khai nhận di sản
1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Như vậy, hồ sơ khai nhận văn bản thừa kế không có di chúc sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo mẫu;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản (trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu): Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản/giấy tờ thay thế được pháp luật quy định ;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của người được hưởng di sản…;
- CMND/CCCD của người hưởng di sản.
Đến đâu để chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế không có di chúc?
Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1, điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, thẩm quyền chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế không có di chúc như sau:
- Văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản: sẽ thực hiện chứng thực ở Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản (hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản; hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở): sẽ thực hiện chứng thực ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, người thừa kế còn có thể thực hiện việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng Công chứng theo quy định của Luật Công chứng 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên gồm những xe nào theo Nghị định 151/2024?
- Áp dụng lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ đối với NLĐ như CBCCVC thì người lao động được nghỉ từ ngày mấy?
- 5 bài học kinh nghiệm của Đảng trong suốt 95 năm qua là gì? Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam ra sao?
- Lời chúc xông đất đầu năm mừng xuân Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu lời chúc xông đất?
- Mâm cúng giao thừa 2025? Mâm cúng giao thừa 2025 trong nhà, ngoài trời? Cách bày mâm cúng như thế nào?