Mẫu Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở:
Tải Mẫu Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở: Tại đây.
Mẫu Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
2. Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.
3. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở gồm:
a) Tờ trình thẩm định quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định này;
b) Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu) và các văn bản khác có liên quan;
Thủ tục về phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định;
c) Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định;
d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có);
đ) Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng, ngoài các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này, hồ sơ phải có thêm dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
Như vậy theo quy định trên hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở gồm có:
- Tờ trình thẩm định quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm:
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
+ Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có).
+ Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu).
+ Văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu) và các văn bản khác có liên quan.
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định;
+ Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có);
+ Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng, ngoài các tài liệu trên, hồ sơ phải có thêm dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
Thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 38 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
- Không quá 40 ngày đối với công trình cấp 1, cấp đặc biệt.
- Không quá 30 ngày đối với công trình cấp 2 và cấp 3.
- Không quá 20 ngày đối với công trình còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào?
- Giá bán xăng dầu có thể được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền điều chỉnh tăng giá liên tiếp trong vòng nhiêu ngày?
- Mẫu bài tham luận Đại hội Chi bộ? Tải về file word bài tham luận Đại hội Chi bộ mẫu tham khảo?
- Việt Nam hiện có 06 thành phố trực thuộc trung ương đúng không? Thành phố trực thuộc trung ương phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?
- Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có phải là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?