Mẫu phiếu nhập kho và mẫu phiếu xuất kho dành cho doanh nghiệp được quy định thế nào? Ghi phiếu nhập kho và phiếu xuất kho thế nào?
Mẫu phiếu nhập kho dành cho doanh nghiệp mới nhất được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu phiếu nhập kho dành cho doanh nghiệp mới nhất được quy định tại Mẫu số 01- VT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tải Mẫu phiếu nhập kho dành cho doanh nghiệp mới nhất: tại đây
Mẫu phiếu nhập kho và mẫu phiếu xuất kho dành cho doanh nghiệp được quy định thế nào? Ghi phiếu nhập kho và phiếu xuất kho thế nào?
Hướng dẫn viết phiếu nhập kho dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Cách ghi phiếu nhập kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
+ Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.
+ Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.
+ Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
+ Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).
+ Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.
+ Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,... tuỳ theo qui định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực nhập.
+ Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.
+ Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hoá mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.
Mẫu phiếu xuất kho dành cho doanh nghiệp mới nhất được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu phiếu xuất kho dành cho doanh nghiệp mới nhất được quy định tại Mẫu số 02- VT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tải Mẫu phiếu xuất kho dành cho doanh nghiệp mới nhất: tại đây
Hướng dẫn viết phiếu xuất kho dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Cách ghi phiếu xuất kho như sau:
+ Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.
+ Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.
Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tuỳ theo qui định hạch toán của doanh nghiệp) và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).
Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực tế đã xuất kho.
Dòng "Tổng số tiền viết bằng chữ": Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tuỳ theo tổ chức quản lý và qui định của từng doanh nghiệp) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng.
Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên).
+ Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.
+ Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán.
+ Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024 có bao nhiêu ngày thứ 6 ngày 13? Thứ 6 ngày 13 năm 2024 là tháng mấy? 1 năm có bao nhiêu ngày thứ 6 ngày 13?
- Bảng lương giáo viên 2025 có mức lương cao nhất, thấp nhất khi chưa tăng lương theo Nghị quyết 159 là bao nhiêu?
- Có phải đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ không?
- Mục đích của chữ ký điện tử là gì? Chữ ký điện tử có bao gồm chữ ký số chuyên dùng công vụ không?
- Thưởng định kỳ hằng năm cho cán bộ công chức viên chức có kết quả đánh giá xếp loại chất lượng từ mức nào? Khi nào nhận được tiền?