Mẫu đánh giá năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học theo Thông tư 27 năm học 2023-2024 bao gồm những nội dung gì?

Mẫu đánh giá năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học các lớp: lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 theo Thông tư 27 năm 2024 sẽ bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi từ chị H.P - Hà Nội

Năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học theo Thông tư 27 áp dụng cho các lớp tiểu học nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

Vậy, có thể thấy năm học 2023-2024, học sinh tiểu học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 sẽ được học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Thông tư 32 và được đánh giá theo quy định tại thông tư 27.

Mẫu đánh giá năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học theo Thông tư 27 năm học 2023-2024 bao gồm những nội dung gì?

Mẫu đánh giá năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học theo Thông tư 27 năm học 2023-2024 bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

10 năng lực cốt lõi của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 10 năng lực cốt lõi của học sinh như sau:

10 các năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm:

- Năng lực chung của học sinh:

+ Năng lực tự chủ và tự học

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù của học sinh

+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tính toán

+ Năng lực khoa học

+ Năng lực công nghệ

+ Năng lực tin học

+ Năng lực thẩm mĩ

+ Năng lực thể chất

Mẫu đánh giá năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học theo Thông tư 27 năm 2023-2024 bao gồm những nội dung gì?

Có thể tham khảo một số mẫu đánh giá năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học dưới đây:

- Mẫu đánh giá năng lực cốt lõi là năng lực chung của học sinh:

+ Tự giác học tập.

+ Ý thức tự phục vụ, tự quản tốt.

+ Chuẩn bị đầy đủ, giữ gìn cẩn thận sách vở, ĐDHT.

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Tích cực tham gia hoạt động nhóm.

+ Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

+ Trình bày ý kiến cá nhân rõ ràng, dễ hiểu.

+ Biết lắng nghe ý kiến nhận xét, góp ý của thầy cô và bạn bè.

+ Biết tự học.

+ Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm.

+ Chủ động, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập theo đúng yêu cầu.

+ Biết trao đổi ý kiến cùng bạn.

+ Biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng.

+ Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

+ Có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

+ Biết tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bản thân và của bạn.

+ Có khả năng tự học và tự chủ bản thân.

+ Cần có ý thức tự giác hơn trong học tập.

+ Vẫn cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Cần mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, hợp tác với bạn.

+ Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.

- Mẫu đánh giá năng lực cốt lõi là năng lực đặc thù của học sinh:

+ Ngôn ngữ

1. Kỹ năng giao tiếp khá tốt.

2. Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

3. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng nội dung cần trao đổi.

4. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh.

5. Vốn từ phong phú, khả năng sử dụng từ ngữ tốt.

6. Nói được câu văn hoàn chỉnh, diễn đạt rõ ý.

7. Diễn đạt câu chưa đủ ý.

8. Còn lúng túng khi diễn đạt câu.

9. Vốn từ chưa phong phú. Còn hạn chế khi diễn đạt.

10. Con mắc nhiều lỗi phát âm.

11. Em có sự tiến bộ trong giao tiếp.

12. Em biết thắc mắc với giáo viên khi không hiểu bài.

13. Em trình bày rõ ràng, ngắn gọn nội dung cần trao đổi.

14. Em biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh.

15. Em nói to, rõ ràng, trình bày các vấn đề lưu loát.

16. Em sử dụng từ ngữ phù hợp khi giao tiếp.

+ Toán học

1. Tính nhanh, chính xác, vận dụng linh hoạt.

2. Tính chính xác, vận dụng tốt.

3. Vận dụng tốt các bảng cộng, trừ đã học vào thực hành.

4. Tính đôi khi còn nhầm lẫn.

5. Tính toán cẩn thận tuy nhiên cần tính nhanh hơn.

+ Khoa học

1. Biết quan sát, thu thập thông tin.

2. Giải quyết vấn đề một số tình huống đơn giản trong thực tiễn.

3. Yêu thiên nhiên, biết bảo vệ tự nhiên.

4. Hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên.

5. Vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên.

6. Biết liên hệ thực tế, giải quyết một số tình huống có liên quan đến bài học.

+ Thẩm mĩ

1. Có óc thẩm mỹ.

2. Chọn được màu sắc hài hoà khi tô màu.

3. Yêu cái đẹp.

4. Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp.

5. Biết dùng lời nói diễn tả cái đẹp.

6. Em thể hiện tình yêu quê hương qua các tranh.

7. Em có cảm xúc và nhận xét trước cái đẹp.

8. Em diễn tả tốt ý tưởng của mình.

9. Em biết diễn đạt, thể hiện cảm xúc trước cái đẹp.

10. Em có gu thẩm mĩ tốt trong cách ăn mặc.

11. Em biết chọn lọc màu sắc khi tô màu.

12. Em biết tô màu theo yêu cầu.

+ Thể chất

1. Giữ gìn vệ sinh thân thể đúng cách.

2. Tự giác tập luyện thể dục thể thao.

3. Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.

4. Thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.

5. Tự giác vệ sinh cá nhân đúng cách.

6. Thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn vệ sinh phòng bệnh.

7. Tự giác thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.

8. Biết chọn lựa các hoạt động phù hợp với sức khỏe.

+ Khoa học

1. HS biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ tự nhiên; có thái độ, hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước.

2. HS biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.

3. HS phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, vai trò và cách ứng xử phù hợp của con người với môi trường tự nhiên;

+ Tin học

1. Vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành.

2. Vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành.

3. Vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành.

4. Thành thạo các kỹ năng thực hành.

5. Thành thạo các kỹ năng thực hành.

Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
5,330 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào