Mẫu Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP hiện nay được thực hiện như thế nào?
Mẫu Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP hiện nay được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP hiện nay được thực hiện theo Mẫu số 0 Phụ lục II kèm theo Nghị định 35/2021/NĐ-CP.
Tải Mẫu Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP Tại đây.
Mẫu Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP hiện nay được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung chính trong báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP là gì?
Tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định về báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP như sau:
Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
...
3. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật PPP và Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:
Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP
...
2. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này;
b) Sự phù hợp với căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
c) Hiệu quả đầu tư; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
d) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
e) Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước.
Như vậy, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP có những nội dung chủ yếu như sau:
- Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
- Sự phù hợp với căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
- Hiệu quả đầu tư; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
- Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
- Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước.
Thời gian thực hiện công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 35/2021/NĐ-CP về thời gian và hồ sơ thẩm định chủ trương đầu tư dự án như sau:
Thời gian và hồ sơ thẩm định chủ trương đầu tư dự án
1. Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP được tính kể từ ngày Hội đồng thẩm định dự án hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra đối với trường hợp thuê tư vấn thẩm tra, cụ thể như sau:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: không quá 45 ngày;
b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: không quá 30 ngày.
Như vậy, theo quy định thì thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP được tính như sau:
- Kể từ ngày Hội đồng thẩm định dự án;
- Kể từ ngày đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định;
- Kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra đối với trường hợp thuê tư vấn thẩm tra.
Trong đó:
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: không quá 45 ngày;
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: không quá 30 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn nộp báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư năm? Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư năm?
- Thủ dâm là gì? Ép buộc trẻ em trực tiếp chứng kiến việc thủ dâm thì đi tù mấy năm theo quy định?
- Nội dung chính sách hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận và nghiên cứu thị trường gồm những gì? Kinh phí hỗ trợ hợp tác xã?
- Kiểm soát hải quan là các biện pháp do cơ quan nào áp dụng theo quy định của pháp luật hải quan?
- Đối ngoại quốc phòng nhằm mục đích gì? Nhiệm vụ của đối ngoại quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào?