Học viện Tư pháp đưa ra chỉ tiêu đào tạo nghề luật sư là 2000 người/năm trong giai đoạn 2022-2025?

Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp giai đoạn từ 2022 - 2025 như thế nào? Câu hỏi của anh Quân đến từ Thái Bình.

Học viện Tư pháp đưa ra chỉ tiêu đào tạo nghề luật sư trong giai đoạn 2022-2025?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022, chỉ tiêu đào tạo của học viện Tư pháp trong giai đoạn từ 2022 - 2025 như sau:

Đào tạo nghề luật sư: 2.000 người/năm, trong đó đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế: 100 - 150 người/năm, đào tạo nghề luật sư chất lượng cao: 120 - 200 người/năm.

Đào tạo nghề công chứng: 1.000 người/năm, trong đó đào tạo nghề công chứng chất lượng cao: 100 - 150 người/năm.

Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư: 200 người/năm.

Đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự: 150 người/năm.

Đào tạo nghề đấu giá: 100 người/năm.

Đào tạo nghề thừa phát lại: 100 người/năm.

Thí điểm đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại: Từ năm 2023 đến năm 2025 mỗi năm 50 - 60 người.

Như vậy, từ năm 2023 đến năm 2025, học viện Tư pháp đưa ra chỉ tiêu đào tạo nghề luật sư là 2000 người/năm.

Học viện Tư pháp đưa ra chỉ tiêu đào tạo nghề luật sư là 2000 người/năm trong giai đoạn 2022-2025?

Học viện Tư pháp đưa ra chỉ tiêu đào tạo nghề luật sư là 2000 người/năm trong giai đoạn 2022-2025? (Hình từ internet)

Học viện tư pháp sẽ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức 1150 người/năm gia đoạn từ 2022 - 2025?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022, chỉ tiêu bồi dưỡng của học viện Tư pháp trong giai đoạn từ 2022 - 2025 như sau:

- Bồi dưỡng cho luật sư: 300 người/năm.

- Bồi dưỡng cho công chứng viên: 300 người/năm.

- Bồi dưỡng cho thừa phát lại: 50 người/năm.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án cho kế toán nghiệp vụ thi hành án: 100 người/năm.

- Bồi dưỡng cho công chức tư pháp - hộ tịch: 200 người/năm.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức: 1.150 người/năm.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức: 50 người/năm.

- Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý: 500 người/năm.

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm: 1.600 người/năm.

Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước: 1.000 người/năm.

Bồi dưỡng tiếng Anh pháp lý cho các chức danh tư pháp, công chức, viên chức và theo nhu cầu xã hội: 100 - 150 người/năm.

Nghiên cứu mở rộng bồi dưỡng trọng tài viên thương mại, hòa giải viên thương mại và các chức danh bổ trợ tư pháp khác.

Như vậy, mỗi năm thì học viên tư pháp sẽ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức 1.150 người trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022, chỉ tiêu bồi dưỡng của học viện Tư pháp trong giai đoạn từ 2022 - 2025 như sau:

+ Về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng:

Xây dựng mới 05 chương trình đào tạo, xây dựng mới và chỉnh sửa 16 | chương trình bồi dưỡng, phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp

luật, pháp chế theo hướng tiếp cận năng lực, bảo đảm liên thông các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong nội bộ Học viện Tư pháp, giữa Học viện Tư pháp và các cơ sở đào tạo luật và nghề luật khác.

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống học liệu đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được nhu cầu dạy - học theo phương thức trực tiếp, phương thức trực tuyến (E - Learning) và phương thức kết hợp (Blended - Learning), phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phấn đấu đến năm 2025 số hóa được 50% bài giảng và 70% giáo trình, hồ sơ tình huống của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tư pháp.

Áp dụng các phương pháp dạy - học tiên tiến, hiện đại gắn với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu lên 85 giảng viên, trong đó giảng viên đã từng có chức danh tư pháp đạt khoảng 20% so với tổng số giảng cơ hữu, Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên thỉnh giảng trên cơ sở rà soát, chọn lọc những giảng viên giỏi, có uy tín, kinh nghiệm; đồng thời, xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp và thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên thỉnh giảng

Hoàn thiện bộ công cụ kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tư pháp. Từ năm 2022 đến năm 2025 tổ chức tự đánh giá trong nội bộ Học viện Tư pháp để làm cơ sở tự điều chỉnh, phát triển.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp và cán bộ làm công tác pháp luật.

+ Về xây dựng thể chê: Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế.

+ Về hợp tác quốc tế: Tiếp tục củng cố các mối quan hệ hợp tác quốc tế sẵn có, chủ động kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của các nước trong và ngoài khu vực và các tổ chức quốc tế khác; tăng cường trao đổi, học tập công nghệ đào tạo tiên tiến, hiện đại.

+ Về cơ sở vật chất: Phát triển cơ sở vật chất hiện có đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của xã hội, từng bước xúc tiến việc xây dựng mô hình trường học thông minh với hệ thống quản trị hiện đại, đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập mọi lúc mọi nơi của người học.

Luật sư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Luật sư
Học viện Tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức lương Luật sư làm theo hợp đồng lao động tại các tổ chức hành nghề Luật sư sau cải cách tiền lương ra sao?
Pháp luật
Mức học phí mới được áp dụng đối với các chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp bắt đầu từ năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Tôi muốn chuyển từ luật sư sang hòa giải viên thì có được không? Các giấy tờ cần thiết nào cần có để được bổ nhiệm làm hòa giải viên?
Pháp luật
Mức trần thù lao của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự gấp bao nhiêu lần lương cơ sở?
Pháp luật
Phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư năm 2024 là bao nhiêu? Đối tượng nào được miễn giảm phí thành viên?
Pháp luật
Liên Đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Tổ chức này có con dấu và tài khoản riêng không?
Pháp luật
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình không?
Pháp luật
Có được phép đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề luật sư khi bằng cử nhân luật là văn bằng hai không?
Pháp luật
Giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật khi muốn trở thành luật sư có cần phải tham gia tập sự hành nghề không?
Pháp luật
Nên học công chứng viên hay học luật sư? Tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên hoặc luật sư hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật sư
2,374 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật sư Học viện Tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: