Đường ngang là đường gì? Vị trí và góc giao của đường ngang được quy định như thế nào theo Thông tư 29/2023/TT-BGTVT?
Đường ngang là đường gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 quy định đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 3 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về đường ngang chi tiết như sau:
- Đường ngang công cộng là đoạn đường bộ thuộc quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
- Đường ngang chuyên dùng là đoạn đường bộ chuyên dùng giao nhau cùng mức với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
- Đường ngang có người gác là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng hình thức bố trí người gác.
- Đường ngang không có người gác là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động hoặc biển báo.
- Đường ngang cảnh báo tự động là đường ngang bố trí phòng vệ bằng báo hiệu cảnh báo tự động, có hoặc không có cần chắn tự động.
- Đường ngang biển báo là đường ngang bố trí phòng vệ bằng các biển báo hiệu.
- Đường ngang sử dụng lâu dài là đường ngang không giới hạn thời gian khai thác kể từ khi cấp có thẩm quyền cho phép.
- Đường ngang sử dụng có thời hạn là đường ngang chỉ được khai thác trong thời gian nhất định được cấp có thẩm quyền cho phép.
Đường ngang là đường gì? Vị trí và góc giao của đường ngang được quy định như thế nào theo Thông tư 29/2023/TT-BGTVT? (Hình từ internet)
Quy định về vị trí và góc giao của đường ngang khi xây dựng mới thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định vị trí và góc giao của đường ngang khi xây dựng mới được quy định như sau:
Đối với đường ngang khi xây dựng mới:
- Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m), không được đặt trên đoạn hoãn hòa;
- Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;
- Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m), trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m), trừ trường hợp đường bộ hiện hữu là đường tỉnh, đường huyện giao cắt với đường sắt;
- Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga; vị trí gần nhất của đường ngang phải cách cột tín hiệu vào ga tối thiểu 3,5 mét (m);
- Góc giao giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (90°); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao không được nhỏ hơn 45° và phải bảo đảm tầm nhìn theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
*Lưu ý: Trường hợp đường ngang khi xây dựng mới chưa phù hợp một hoặc một số điều kiện quy định nêu trên thì khi đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang, chủ đầu tư dự án phải làm rõ về điều kiện mặt bằng, nguồn lực tài chính, bảo đảm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với đường ngang hiện hữu chưa đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT:
- Trong quá trình khai thác, sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt (đối với đường ngang công cộng trên đường sắt quốc gia), chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng (đối với đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng), chủ quản lý, sử dụng đường ngang (đối với đường ngang chuyên dùng), cơ quan theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại vị trí nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
- Khi cải tạo, nâng cấp đường ngang, chủ đầu tư dự án phải bố trí đầy đủ hệ thống phòng vệ đường ngang và từng bước cải thiện tối thiểu được một trong các yếu tố kỹ thuật của đường bộ qua đường ngang về bình diện, góc giao, trắc dọc.
Đường ngang được phân loại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về phân loại và phân cấp đường ngang như sau:
Phân loại và phân cấp đường ngang
1. Phân loại đường ngang
a) Theo thời gian sử dụng: đường ngang sử dụng lâu dài; đường ngang sử dụng có thời hạn;
b) Theo hình thức tổ chức phòng vệ: đường ngang có người gác; đường ngang không có người gác;
c) Theo tính chất phục vụ: đường ngang công cộng; đường ngang chuyên dùng.
2. Đường ngang được phân thành cấp I, cấp II và cấp III theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đường ngang được phân loại như sau:
- Theo thời gian sử dụng: đường ngang sử dụng lâu dài; đường ngang sử dụng có thời hạn;
- Theo hình thức tổ chức phòng vệ: đường ngang có người gác; đường ngang không có người gác;
- Theo tính chất phục vụ: đường ngang công cộng; đường ngang chuyên dùng.
Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không được làm gì khi phát hiện sổ kế toán có sai sót? Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu nào?
- Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhưng không có kết luận phân loại sức khỏe có được hay không?
- Mẫu nội dung sinh hoạt chi bộ mới nhất? Hướng dẫn sinh hoạt chi bộ mới nhất thực hiện như thế nào?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?
- Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có phải đối tượng được hướng dẫn sử dụng kinh phí khuyến công không?