Điều kiện cấp giấy phép xây dựng tại tỉnh Đắk Lắk là gì? Ai có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại tỉnh Đắk Lắk?

Tôi có một số thắc mắc cần được giải đáp như sau. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là gì? Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại tỉnh Đắk Lắk là cơ quan nào? Và điều kiện về quy mô và thời hạn của giấy phép xây dựng có thời hạn? Tôi xin cảm ơn!

Căn cứ Quyết định 44/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?

Theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, điều kiện cấp giấy phép xây dựng tại tỉnh Đắk Lắk được quy định như sau:

- Các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 91 và điểm b khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng 2014 được xác định trên cơ sở ý kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tại các văn bản thẩm định, thẩm duyệt, chấp thuận, thỏa thuận. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng chỉ kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa các văn bản, tài liệu trong hồ sơ, không thẩm định tính hợp pháp của nội dung các văn bản, tài liệu đó.

- Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 91,khoản 1 Điều 92,khoản 2 Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014 và khoản 2 Điều 40 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được xác định trên cơ sở đối chiếu với các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: mật độ xây dựng, số tầng, tổng chiều cao, tổng diện tích sàn xây dựng, khoảng lùi, công năng sử dụng. Trường hợp thay đổi một trong các chỉ tiêu nêu trên thì chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để được chấp thuận trước khi làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

- Trường hợp các căn cứ pháp lý về quy hoạch nêu tại khoản 1 Điều 91,khoản 1 Điều 92,khoản 2 Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014 và khoản 2 Điều 40 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, không quy định cụ thể về hình thức kiến trúc công trình hoặc điều chỉnh về phương án kiến trúc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng đối chiếu với hồ sơ thiết kế đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định (đối với công trình thuộc dự án) hoặc quy chuẩn về quy hoạch xây dựng (đối với nhà ở) và cảnh quan khu vực để giải quyết nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này.

Cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại tỉnh Đắk Lắk?

Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại tỉnh Đắk Lắk được quy định như sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình sau đây (trừ các công trình xây dựng nằm trong khu công nghiệp):

+ Công trình cấp I, cấp II xác định theo Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

+ Công trình tôn giáo; công trình quảng cáo; cơ sở kinh doanh xăng dầu (gồm: kho và cửa hàng/trạm bán lẻ xăng dầu, khí hóa lỏng);công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (trừ công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư Liên tịch 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22/6/2016); công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý; công trình hạ tầng kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

+ Công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) được xây dựng trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị có chỉ giới đường đỏ từ 22m trở lên đối với các đô thị là thị trấn, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk và tại các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

d) Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (trừ công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;

+ Công trình nằm trên địa bàn từ 02 huyện trở lên;

+ Công trình thuộc dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng 2014điểm c khoản 2 Điều 17 Thông tư 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

+ Thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng và công trình phụ trợ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trong các khu vực có quy hoạch phát triển đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều kiện về quy mô và thời hạn của giấy phép xây dựng có thời hạn?

Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, quy mô và thời hạn của cấp giấy phép xây dựng có thời hạn được quy định như sau:

- Quy mô công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn tối đa 03 tầng (không kể tầng lửng tại tầng 01 và mái che cầu thang tại sân thượng nếu có), tổng chiều cao công trình không quá 15m, phù hợp với cảnh quan kiến trúc trong khu vực.

- Thời hạn sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn là thời gian theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt nhưng tối đa không quá 05 năm đối với quy hoạch phân khu hoặc không quá 03 năm đối với quy hoạch chi tiết kể từ ngày quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết được công bố. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Quy định này có trách nhiệm xác định cụ thể thời gian sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn theo đúng quy định.

- Trường hợp giấy phép xây dựng có thời hạn, đã hết thời hạn mà kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết chưa được triển khai thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Quy định này có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình về điều chỉnh quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết và thực hiện gia hạn giấy phép xây dựng có thời hạn. Khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn thì chủ đầu tư công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải tự phá dỡ công trình, nhà ở riêng lẻ, nếu không tự phá dỡ theo cam kết thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ (công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn không được bồi thường, hỗ trợ).

Giấy phép xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Giấy phép xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ đầu tư xây dựng không cần phải có giấy phép xây dựng khi xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là gì? Những công trình nào được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn?
Pháp luật
Giấy phép xây dựng có bị thu hồi trong trường hợp chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai trong thời gian quy định hay không?
Pháp luật
Giấy phép xây dựng là gì? Đối với nhà ở riêng lẻ thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng có cần bảng thiết kế xây dựng không?
Pháp luật
Có được tự ý sửa nhà chung cư làm thay đổi kết cấu chịu lực của chung cư hay không? Thủ tục xin giấy phép sửa nhà chung cư gồm những bước nào?
Pháp luật
Giấy phép xây dựng là gì? Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng có được miễn giấy phép xây dựng?
Pháp luật
Giấy phép xây dựng có thời hạn là gì? Khi hết thời hạn ghi trên giấy phép xây dựng chủ đầu tư có phải tháo dỡ công trình không?
Pháp luật
Giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ có những nội dung chủ yếu nào? Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ là gì?
Pháp luật
Điều kiện để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ bao gồm những giấy tờ nào?
Pháp luật
Muốn được cấp giấy phép xây dựng mới với nhà ở riêng lẻ thì cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép xây dựng
2,183 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: