Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường? Tác dụng của biển chỉ dẫn là gì?
Tác dụng của biển chỉ dẫn là gì?
Căn cứ tại Điều 39 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định tác dụng của biển chỉ dẫn như sau:
Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Tác dụng của biển chỉ dẫn là gì? Cách nhận biết biển số hầm chui qua đường cho người đi bộ như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách nhận biết biển số hầm chui qua đường cho người đi bộ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 40 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn
40.1. Biển chỉ dẫn trên các đường ô tô không phải là đường cao tốc có mã “I” với tên các biển như sau:
- Biển số I.401: Bắt đầu đường ưu tiên;
- Biển số I.402: Hết đoạn đường ưu tiên;
- Biển số I.405 (a,b,c): Đường cụt;
- Biển số I.406: Được ưu tiên qua đường hẹp;
- Biển số I.407 (a,b,c): Đường một chiều;
- Biển số I.408: Nơi đỗ xe;
- Biển số I.408a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố
- Biển số I.409: Chỗ quay xe;
- Biển số I.410: Khu vực quay xe;
- Biển số I.413a: Đường phía trước có làn đường dành cho ô tô khách;
- Biển số I.413 (b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách;
- Biển số I.414 (a,b,c,d): Chỉ hướng đường;
- Biển số I.415: Mũi tên chỉ hướng đi;
- Biển số I.416: Đường tránh;
- Biển số I.417 (a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe;
- Biển số I.418: Lối đi ở những vị trí cấm rẽ;
- Biển số I.419a: Chỉ dẫn địa giới;
- Biển số I.419b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại;
- Biển số I.422a: Di tích lịch sử;
- Biển số I.422b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại;
- Biển số I.423 (a,b): Vị trí người đi bộ sang ngang;
- Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ;
- Biển số I.424 (a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ;
- Biển số I.424 (c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ;
- Biển số I.425: Bệnh viện;
- Biển số I.426: Trạm cấp cứu;
- Biển số I.427a: Trạm sửa chữa;
- Biển số I.427b: Trạm kiểm tra tải trọng xe;
- Biển số I.428: Cửa hàng xăng dầu;
- Biển số I.429: Nơi rửa xe;
- Biển số I.430: Điện thoại;
- Biển số I.431: Trạm dừng nghỉ;
- Biển số I.432: Khách sạn;
- Biển số I.433a: Nơi nghỉ mát;
- Biển số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động;
- Biển số I.433e: Báo hiệu nhà trọ;
- Biển số I.434a: Bến xe buýt;
- Biển số I.434b: Bến xe tải;
- Biển số I.435: Bến xe điện;
- Biển số I.436: Trạm cảnh sát giao thông;
- Biển số I.439: Tên cầu;
- Biển số I.440: Đoạn đường thi công;
- Biển số I.441 (a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công;
- Biển số I.442: Chợ;
- Biển số I.443: Xe kéo rơ-moóc;
- Biển số I.444 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm;
- Biển số I.445 (a, b, c, d, e, f, g, h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường;
- Biển số I.446: Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật;
- Biển số I.447 (a, b, c, d): cầu vượt liên thông;
- Biển số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp;
- Biển số I.449: Biển tên đường.
...
Căn cứ tại Phụ lục E Ý NGHĨA - SỬ DỤNG BIỂN CHỈ DẪN ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
E.25 Biển số I.424 (c,d) "Hầm chui qua đường cho người đi bộ"
Biển báo hầm chui qua đường cho người đi bộ có hình vuông, nền màu xanh và hình vẽ người đi xuống bậc thang ở giữa biển báo. Hình ảnh minh họa loại biển này như sau:
Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường, đặt biển số I.424 (c,d) "Hầm chui qua đường cho người đi bộ". Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua hầm mà sử dụng biển số I.424c hoặc I.424d cho phù hợp.
Việc đặt các biển này giúp người đi bộ dễ dàng nhận biết có hầm qua đường để sử dụng, đảm bảo an toàn khi qua đường.
Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh biển báo hiệu cho người tham gia giao thông như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.
Như vậy theo quy định trên người tham gia giao thông tuân thủ hiệu lệnh của biển báo hiệu khi đã tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực có được xem là cơ sở pháp lý cao nhất mà các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện không?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng đưa vào hoạt động, khai thác sử dụng trên toàn quốc từ ngày nào?
- Quy định về giá điện và giá dịch vụ về điện từ 1/2/2025 theo Luật Điện lực 2024? Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện thế nào?
- Nhạc 18+ là gì? Phổ biến, phát tán nhạc 18+ bị phạt bao nhiêu tiền? Có thể bị phạt tù hay không?
- Doanh nghiệp dự án PPP được thành lập với mục đích gì? Doanh nghiệp dự án PPP có được phát hành trái phiếu doanh nghiệp không?