Áp dụng chính sách đặc biệt, tăng lương hưu cao hơn 50% so với mức lương sau cải cách tiền lương đối với nhóm đối tượng nào?

Áp dụng chính sách đặc biệt, tăng lương hưu cao hơn 50% so với mức lương sau cải cách tiền lương đối với nhóm đối tượng nào? - Câu hỏi của anh D.P (Quảng Nam)

Áp dụng chính sách đặc biệt, tăng lương hưu cao hơn 50% so với mức lương sau cải cách đối với nhóm đối tượng nào?

Ngày 10 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Theo đó, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.

Trên tinh thần thực hiện cải cách tiền lương của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tại phiên họp thứ 31, chiều 15/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức tăng lương hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng như sau:

(1) Nhóm người nghỉ hưu thông thường: Mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024...

Việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương, Bộ trưởng nhấn mạnh.

(2) Nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024: Nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.

Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.

(3) Nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ trưởng cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.

Với nhóm này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt.

Theo đó, 3 nhóm đối tượng trên dự kiến sẽ điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương. Hơn thế nữa, nhóm người nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được áp dụng chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu cao hơn nữa so với mức tăng không thấp hơn 50% đối với người nghỉ hưu thông thường và nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Áp dụng chính sách đặc biệt, tăng lương hưu cao hơn 50% so với mức lương sau cải cách tiền lương đối với nhóm đối tượng nào?

Áp dụng chính sách đặc biệt, tăng lương hưu cao hơn 50% so với mức lương sau cải cách tiền lương đối với nhóm đối tượng nào?

Cách tính lương hưu từ 01/7/2024 khi bỏ lương cơ sở?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập đến lương cơ sở khi cải cách tiền lương như sau:

Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Từ những quy định trên, có thể thấy, chính sách cải cách tiền lương sẽ loại bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024.

Như vậy, cách lương hưu sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

Theo quy định hiện nay tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, đối với người tham gia BHXH bắt buộc, cách tính lương hưu năm 2024 được tính dựa trên tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, cách tính lương hưu được thể hiện dưới công thức như sau:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng

X

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Như vậy, theo công thức trên thì lương cơ sở không phải là đối tượng điều chỉnh trực tiếp trong cách tính lương hưu hàng tháng, do đó, dự kiến, khi bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024, cách tính lương hưu nêu trên có thể sẽ không thay đổi cho đến khi có quy định mới.

Đối với người được điều chỉnh tăng lương hưu từ 01/7/2024 thì công thức tính lương hưu hàng tháng có thể được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng sau điều chỉnh

=

Mức lương hưu trước điều chỉnh

+

(Tỷ lệ điều chỉnh x Mức lương hưu trước điều chỉnh).

Tuy nhiên, về mức lương hưu thấp nhất theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là bằng mức lương cơ sở. Chính vì thế, khi lương cơ sở bị bãi bỏ, cần có hướng dẫn mới đối với quy định về mức lương hưu thấp nhất này.

Khi nào bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng?

Căn cứ tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau:

Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.

Như vậy, có 03 trường hợp bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng là:

- Xuất cảnh trái phép;

- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;

- Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

Lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức bù lương hưu từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 áp dụng cho nhóm người lao động nào?
Pháp luật
Lương hưu tăng hay giữ nguyên đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Pháp luật
3 mức tăng lương hưu từ 1/7/2024 của 3 nhóm đối tượng khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?
Pháp luật
3 nhóm đối tượng nào có sự chênh lệch mức tăng lương hưu từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương?
Pháp luật
Cách tính lương hưu từ 01/7/2024 khi bỏ lương cơ sở? Ai được tăng lương hưu từ ngày 01/7/2024?
Pháp luật
3 Nhóm đối tượng được tăng lương hưu từ 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo đề xuất Bộ Lao động thương binh và xã hội?
Pháp luật
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu thì mới được hưởng lương hưu? Mức hưởng lương hưu thế nào?
Pháp luật
Cách tính tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01/07/2023 theo quy định mới nhất? Công thức tính tiền lương hưu ra sao?
Pháp luật
Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thay mình không?
Pháp luật
Chính thức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trong tháng 5/2024 đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương hưu
299 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương hưu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: