Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là bao nhiêu năm? Số tăng thu của ngân sách địa phương phải nộp về đâu?
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.
22. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách là số thu, chi ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
23. Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
24. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách là tỷ lệ phần trăm (%) mà từng cấp ngân sách được hưởng trên tổng số các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là bao nhiêu năm? Số tăng thu của ngân sách địa phương phải nộp về đâu? (Hình từ Internet)
Số tăng thu của ngân sách địa phương phát sinh từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước
1. Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 của Luật này.
2. Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi;
b) Bổ sung quỹ dự trữ tài chính;
c) Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương;
d) Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội;
đ) Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng;
e) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với số tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì số tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên.
Địa phương phải tăng tỷ lệ % nộp về ngân sách cấp trên sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách đúng không?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định như sau:
Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách
...
8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.
...
Như vậy, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách thì địa phương phải tăng tỷ lệ % nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách hoặc tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thỏa thuận cho vay trực tiếp giữa Quỹ phát triển DNNVV và doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc lập thành văn bản không?
- Trường hợp duy nhất được làm thẻ căn cước online và nhận thẻ tại nhà? Những lưu ý khi làm thẻ căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi?
- Nhà nước bán tài sản công trong trường hợp tài sản công bị thu hồi do trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng đúng không?
- Tiền tệ, thị trường tiền tệ là gì? NHNN công bố loại lãi suất nào để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi?
- Công chức có phải kê khai tài sản của con chưa thành niên không? Công chức phải kê khai các loại tài sản, thu nhập nào?