Thời hiệu yêu cầu Thừa phát lại tổ chức thi hành án là bao lâu? Thừa phát lại phải thực hiện những công việc gì để tổ chức thi hành án?
Thời hiệu yêu cầu Thừa phát lại tổ chức thi hành án là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 53 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thời hiệu, thủ tục yêu cầu Thừa phát lại thi hành án sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:
Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Như vậy, thời hiệu để yêu cầu Thừa phát lại thi hánh án là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Yêu cầu Thừa phát lại tổ chức thi hành án (Hình từ Internet)
Thừa phát lại phải thực hiện những công việc gì để tổ chức thi hành án?
Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về quyết định thi hành án như sau:
Quyết định thi hành án
...
3. Quyết định thi hành án có các nội dung sau đây:
a) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
b) Số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định;
c) Tên, địa chỉ người được thi hành án;
d) Tên, địa chỉ người phải thi hành án;
đ) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án;
e) Nội dung công việc Thừa phát lại phải thực hiện để tổ chức thi hành án;
g) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.
Quyết định thi hành án phải được vào sổ thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
4. Nội dung công việc Thừa phát lại phải thực hiện để tổ chức thi hành án theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều này bao gồm:
a) Xác minh điều kiện thi hành án;
b) Tổ chức thi hành án;
c) Thỏa thuận về việc thi hành án;
d) Thanh toán tiền thi hành án.
...
Theo đó, để tổ chức thi hành án thì Thừa phát lại cần phải thực hiện những công việc sau đây:
- Xác minh điều kiện thi hành án;
- Tổ chức thi hành án;
- Thỏa thuận về việc thi hành án;
- Thanh toán tiền thi hành án.
Người phải thi hành án có thể yêu cầu Thừa phát lại tổ chức thi hành án hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại như sau:
Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại
1. Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Như vậy, theo quy định nêu trên, đương sự là người có thể yêu cầu Thừa phát lại tổ chức thi hành án. Mà đương sự theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) bao gồm cả người được thi hành án và người phải thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?