Thời hiệu yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại là bao lâu? Điều kiện để được cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại?
Thời hiệu yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại là bao lâu?
Thời hiệu yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Thời hiệu yêu cầu bồi thường
1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật TNBTCNN nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật TNBTCNN và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định:
Khởi kiện và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án
...
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 47 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không đồng ý với quyết định đó hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng thành quy định tại khoản 7 Điều 46 của Luật này mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng không thành quy định tại khoản 7 Điều 46 của Luật này thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường.
...
Như vậy, theo quy định, thời hiệu yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ các trường hợp sau đây:
- Người yêu cầu bồi thường không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường hoặc có biên bản kết quả thương lượng thành mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường;
- Trường hợp có biên bản kết quả thương lượng không thành;
- Trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
Thời hiệu yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại là bao lâu? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 và khoản 1 Điều 4 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 thì điều kiện để được cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, thuộc các trường hợp được cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại, bao gồm:
(1) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
(2) Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
(3) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
(4) Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
(5) Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo 2018 các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
(6) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;
(7) Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế.
Thứ hai, có đủ các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế:
(1) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ gây thiệt hại và có yêu cầu bồi thường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
(2) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế;
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế bồi thường theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước được quy định tại khoản 5 Điều 3 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước
...
2. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN.
3. Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TNBTCNN giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật TNBTCNN.
4. Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?