Thời hạn xem xét cấp lại giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen là bao lâu? Tổ chức được cấp giấy chứng nhận có quyền lợi và nghĩa vụ gì?
- Thời hạn xem xét cấp lại giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen là bao lâu?
- Tổ chức được cấp giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có những quyền lợi và nghĩa vụ gì?
- Nội dung chi cho hoạt động công nhận Phòng thí nghiệm nghiên về sinh vật biến đổi gen gồm những gì?
Thời hạn xem xét cấp lại giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận do mất hoặc hư hỏng như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận do mất hoặc hư hỏng
1. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất hoặc hư hỏng, tổ chức có Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gửi đơn xin cấp lại (theo mẫu P4-ĐK quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị cấp lại, căn cứ vào hồ sơ lưu, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét cấp lại Giấy chứng nhận. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp lại là thời hạn của Giấy chứng nhận được cấp lần gần nhất.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét cấp lại Giấy chứng nhận trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị cấp lại.
Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp lại là thời hạn của Giấy chứng nhận được cấp lần gần nhất.
Thời hạn xem xét cấp lại giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen là bao lâu? (Hình từ Internet)
Tổ chức được cấp giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có những quyền lợi và nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền và nghĩa vụ
1. Được phép thực hiện các hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được ghi trong Giấy chứng nhận đã cấp.
2. Được Nhà nước ưu tiên giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phù hợp với năng lực và phạm vi hoạt động.
3. Được ưu tiên tăng cường trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.
4. Được ưu tiên đào tạo, tập huấn về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.
5. Chịu sự giám sát, quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn sinh học trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.
6. Mọi hoạt động của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và các quy định về an toàn sinh học.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức được cấp giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có những quyền lợi và nghĩa vụ sau:
- Được phép thực hiện các hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được ghi trong Giấy chứng nhận đã cấp.
- Được Nhà nước ưu tiên giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phù hợp với năng lực và phạm vi hoạt động.
- Được ưu tiên tăng cường trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.
- Được ưu tiên đào tạo, tập huấn về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.
- Chịu sự giám sát, quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn sinh học trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.
- Mọi hoạt động của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và các quy định về an toàn sinh học.
Nội dung chi cho hoạt động công nhận Phòng thí nghiệm nghiên về sinh vật biến đổi gen gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về kinh phí chỉ cho hoạt động công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen như sau:
Kinh phí chỉ cho hoạt động công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
1. Kinh phí chi cho các nội dung nêu tại Khoản 2 của Điều này lấy từ kinh phí chi sự nghiệp khoa học và công nghệ do Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
2. Nội dung chi cho hoạt động công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gồm:
a) Hoạt động thẩm định và in ấn tài liệu, Giấy chứng nhận;
b) Hoạt động kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
3. Kinh phí tổ chức tập huấn bao gồm: xây dựng bài giảng, thù lao giảng dạy, in ấn tài liệu, hóa chất, các vật tư tiêu hao khác phục vụ thực hành an toàn sinh học, hỗ trợ học viên sẽ được giao dự toán hàng năm cho các đơn vị được Bộ Khoa học và Công nghệ ủy quyền.
4. Định mức chi áp dụng theo quy định hiện hành.
5. Đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao làm đầu mối quản lý việc cấp Giấy chứng nhận chịu trách nhiệm lập dự toán và sử dụng kinh phí cho hoạt động công nhận theo đúng quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì nội dung chi cho hoạt động công nhận Phòng thí nghiệm nghiên về sinh vật biến đổi gen gồm:
- Hoạt động thẩm định và in ấn tài liệu, Giấy chứng nhận;
- Hoạt động kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?